Nga cảnh báo NATO về khu vực 'Schengen quân sự'

Điện Kremlin cho rằng, việc NATO thiết lập khu vực “Schengen quân sự” để tạo điều kiện di chuyển nhanh chóng cho binh sĩ và thiết bị vũ khí trong trường hợp xảy ra chiến tranh, sẽ làm gia tăng căng thẳng ở châu Âu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Peskov

Trước đó, lãnh đạo Bộ tư lệnh hỗ trợ và kích hoạt chung thuộc NATO – Tướng Alexander Sollfrank đã chia sẻ quan điểm về việc thiết lập khu vực “Schengen quân sự” trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn Reuters của Anh hôm 23/11. Theo đó, ông cho rằng hiện có quá nhiều thủ tục hành chính trên khắp châu Âu đang cản trở việc di chuyển quân, và bày tỏ lo ngại điều đó có thể dẫn tới sự chậm trễ lớn nếu xung đột với Nga nổ ra.

Phản ứng trước động thái này, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, Moscow sẽ đáp trả nếu đề xuất của NATO về khu vực “Schengen quân sự” trở thành hiện thực.

“Liên minh luôn coi đất nước chúng tôi như một kẻ thù danh nghĩa. Giờ đây, họ công khai coi đất nước chúng tôi là một đối thủ rõ ràng. Tuyên bố này sẽ thúc đẩy căng thẳng ở châu Âu và gây ra hậu quả", ông Peskov nói.

Cũng theo người phát ngôn Điện Kremlin, cuộc thảo luận về việc xây dựng một khu vực “Schengen quân sự” một lần nữa cho thấy châu Âu không sẵn sàng lắng nghe những lo ngại chính đáng của Moscow và sẵn sàng tăng cường an ninh của chính mình trước sự tổn hại của Nga.

“Chính NATO đang liên tục di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của mình về phía biên giới của chúng tôi. Chúng tôi không hướng tới cơ sở hạ tầng của NATO. NATO đang tiến về phía chúng tôi. Và điều này không thể không gây lo ngại và sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa để đảm bảo an ninh của chính chúng tôi", ông Peskov cho biết.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO đã mở rộng khoảng 1.000 km về phía Đông, tiếp nhận các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây bao gồm Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic và kéo dài sườn phía Đông của liên minh này lên 4.000 km./.

(Theo Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ vừa công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine ngay khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố quân đội Nga đã mở cuộc tấn công quy mô lớn mới vào vùng Kharkov.

Phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học Nga thông báo một cơn bão từ cực mạnh cấp G4 đã bắt đầu xuất hiện trên Trái đất. Cơn bão có thể kéo dài từ 20 đến 40 tiếng và Trái đất đang bắt đầu chìm trong một đám mây plasma.

Hôm qua (11/5), các nước NATO đã tiến hành cuộc tập trận quân sự chung tại Estonia, nhằm thực hành triển khai quân đội một cách nhanh chóng để hỗ trợ đồng minh trong trường hợp bị tấn công.

Hệ thống y tế ở thành phố Rafah ở cực nam của Gaza đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng sau cuộc không kích mới đây của Israel. Hiện tại, thành phố này chỉ còn lại duy nhất một bệnh viện đang hoạt động chật vật khi thiếu nguồn cung y tế.

Với 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 10/5 đã thông qua nghị quyết chấp nhận Palestine là thành viên thứ 194 của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, dự kiến Mỹ sẽ phủ quyết nghị quyết này tại Hội đồng Bảo an, đài RT đưa tin.

Sau khi Tổng thống Mỹ từ chối cung cấp một số vũ khí cho Israel, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông hy vọng ông và Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể giải quyết những bất đồng về cuộc chiến ở Gaza.