Nga cảnh báo sẽ mạnh tay hơn tại Ukraine
“Rủi ro rất cao và chúng đang gia tăng, và điều đó khá đáng lo ngại”, ông Sergei Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp tại Moscow, đồng thời cho biết thêm rằng căng thẳng địa chính trị hiện tại là chưa từng thấy ngay cả “vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh”.
Cũng theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, “không có giải pháp kỳ diệu” nào cho cuộc xung đột. Ông tuyên bố rằng phương Tây, đặc biệt là Mỹ, thiếu sự sáng suốt và “kiềm chế”, đồng thời dường như đã đánh giá thấp quyết tâm của Nga trong việc bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của mình.
Ngày 3/12, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố gói hỗ trợ an ninh trị giá 725 triệu USD cho Ukraine, gọi gói hỗ trợ này là một nỗ lực nhằm đưa Kiev “vào vị thế mạnh nhất có thể”, khi Nga tăng cường các cuộc tấn công và ông Biden chuẩn bị rời nhiệm sở trong vòng chưa đầy hai tháng nữa.
Chính quyền Mỹ sẽ có vài tuần để sử dụng gần 7 tỷ USD, một phần của gói viện trợ lớn hơn đã được Quốc hội thông qua vào đầu năm nay để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột nổ ra từ tháng 2 năm 2022.
Rủi ro leo thang quân sự không nên bị đánh giá thấp và phụ thuộc vào các quyết định của Washington, ông Ryabkov cho biết. “Sẽ đến lúc chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dùng đến các biện pháp quân sự mạnh mẽ hơn”, ông nhấn mạnh. Nhà ngoại giao Nga cũng nói thêm rằng khả năng leo thang không xảy ra “ngay lập tức” nhưng “xu hướng vẫn tồn tại”.
Đề cập đến chính quyền của Tổng thống Biden sắp mãn nhiệm, ông Ryabkov cho biết Nga sẽ đáp trả mọi hành động khiêu khích và “tìm cách khẳng định ý chí mạnh mẽ của chúng tôi”.
Nga cũng đã đe dọa sẽ tấn công Ukraine một lần nữa bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mà Moscow đã sử dụng trong cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine hồi cuối tháng 11. Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết Oreshnik “không phải là tên lửa đạn đạo chiến lược, mà là tên lửa tầm trung đã được thử nghiệm trong chiến đấu”.
Việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2019 quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung, một thỏa thuận kiểm soát vũ khí đã có từ nhiều thập kỷ giữa Mỹ và Nga, đã mở đường cho Moscow phát triển kho vũ khí đạn đạo mới của mình, ông Ryabkov cho biết.
Nếu không có quyết định của ông Trump, “sẽ không có Oreshnik trong tay chúng tôi và chúng tôi sẽ bị hạn chế khả năng phát triển những vũ khí như vậy”, ông Ryabkov nói thêm. Cũng theo ông Ryabkov, Nga chưa có liên lạc trực tiếp với ông Donald Trump hoặc nhóm của ông liên quan đến những bình luận trước đó của tổng thống đắc cử Mỹ về việc chấm dứt cuộc xung đột Ukraine trong một ngày. “Chúng tôi sẽ ở đó khi họ đưa ra ý tưởng ... nhưng không phải bằng cách đánh đổi lợi ích quốc gia của chúng tôi”, ông Ryabkov cho biết.
Đề cập đến khả năng đàm phán hòa bình với Ukraine, nhà ngoại giao Nga cho biết lập trường của hai nước hiện không tương thích. “Cơ hội thỏa hiệp vào lúc này là bằng không. Ngay người dân ở Kiev cũng đã bắt đầu hiểu rằng Nga sẽ không đi theo con đường mà họ đề xuất dù có thể sẽ có những cơ hội và sự cởi mở”.
(Theo CNN)
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sẽ có bài phát biểu quan trọng trước công chúng vào ngày 12/12 nhằm điểm lại những hoạt động quan trọng của Chính phủ do bà lãnh đạo trong 3 tháng qua, đồng thời làm rõ các định hướng chính sách quan trọng của Thái Lan trong năm 2025.
Theo dịch vụ lập bản đồ DeepState, lực lượng Nga hiện chỉ còn cách ngoại ô thành phố Pokrovsk quan trọng ở miền đông Ukraine 3km sau khi tiến quân nhanh chóng trong ngày 11/12.
Trên những cánh đồng ở Manouba, Tunisia, những người nông dân đang chăm sóc những bông hoa tím chứa một trong những loại gia vị quý giá nhất thế giới - nghệ tây, thường được gọi là “vàng đỏ”. Họ là người tiên phong trong ngành nghệ tây còn non trẻ ở Tunisia.
Ngày 11/12, Bộ trưởng Người tị nạn trong chính quyền Taliban ở Afghanistan, ông Khalil Ur-Rahman Haqqani, đã thiệt mạng trong vụ nổ xảy ra tại trụ sở bộ ở thủ đô Kabul của nước này.
Ngày 11/12, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh Nga đã hỗ trợ Syria chống khủng bố và ổn định tình hình sau năm 2015. Tuy nhiên, các động thái tiếp theo sau đó phụ thuộc vào chính phủ Syria.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết, các cuộc đàm phán hòa bình về cuộc xung đột tại Ukraine có thể bắt đầu vào mùa đông năm 2024.
0