Nga cáo buộc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa vào Bryansk
Nga cho biết lực lượng của họ đã bắn hạ 5 trong số 6 tên lửa được bắn vào một cơ sở quân sự ở khu vực Bryansk. Các mảnh vỡ của một tên lửa đã rơi trúng cơ sở này, gây ra một đám cháy đã được dập tắt nhanh chóng, không gây ra thương vong hay thiệt hại nào.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh Moscow coi việc Ukraine phóng tên lửa tầm xa vào Nga là một giai đoạn mới của cuộc chiến mà phương Tây là một bên tham chiến. Ông tuyên bố, tuy Nga vẫn cam kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, nhưng phương Tây nên xem xét kỹ lưỡng học thuyết hạt nhân sửa đổi của Moscow có hiệu lực từ ngày 19/11.
"Tôi hy vọng rằng phương Tây sẽ đọc kỹ học thuyết này. Và không phải cách họ đọc Hiến chương Liên hợp quốc, chỉ nhìn thấy những gì họ cần, mà là học thuyết toàn diện và có tính liên kết với nhau", ông Lavrov nói.
Tại cuộc họp báo ngày 19/11 tại Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối xác nhận hoặc phủ nhận đã dùng tên lửa ATACMS tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, ông Zelensky nói rằng Ukraine sẽ sử dụng tất cả các khả năng tầm xa trong kho vũ khí để chiến đấu.
“Ukraine có UAV tầm xa do chính chúng tôi sản xuất. Chúng tôi có một tên lửa “Neptune” (tên lửa hành trình của Ukraine) và không chỉ một loại như vậy. Giờ đây chúng tôi có thêm ATACMS và chúng tôi sẽ sử dụng tất cả những thứ này”, ông Zelensky nói.
Việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga diễn ra khi chỉ còn 2 tháng nữa là Tổng thống Biden hết nhiệm kỳ, đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến tại Ukraine.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sau khi lên nắm quyền, ông Donald Trump, người tuyên bố sẽ chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine trong 24 giờ nhưng không nêu rõ cách thức, sẽ đảo ngược quyết định này.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng nhiều tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk (Nga).
Hôm qua, lực lượng Hezbollah tại Liban đã mở lại các cuộc tập kích dữ dội vào Israel, gây nhiều thương vong và khiến còi báo động vang lên tại hàng trăm khu dân cư, thị trấn.
Tin tức về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột. Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin, ngay sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine, thì Anh và Pháp cũng có động thái tương tự, tuy nhiên sau đó, tờ Le Figaro đã gỡ bài đăng này.
Xung đột Ukraine leo thang khi Mỹ “bật đèn xanh” cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, còn Moscow cảnh báo đáp trả. Một số chuyên gia nhận định, động thái này của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump gặp khó khăn trong việc sớm chấm dứt chiến sự.
Trong ngày 17/11, quân đội Israel tiếp tục tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm vào nhiều khu vực tại Liban, Dải Gaza, gây ra những cảnh tượng kinh hoàng với người dân nơi đây.
Tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
0