Nga 'dọn đường' để công nhận Taliban

Nga đã tiến thêm một bước trong việc công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan khi các nghị sĩ Nga bỏ phiếu mở đường đưa Taliban ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Nga đang chủ động tháo gỡ rào cản lớn nhất đối với việc công nhận ngoại giao chính thể Taliban ở Afghanistan. Ở phiên thảo luận đầu tiên trong tất cả ba phiên thảo luận, Viện Duma quốc gia Nga đã thông qua đạo luật rút Taliban ra khỏi danh sách những tổ chức bị coi là khủng bố. Đạo luật này cấm chính phủ Nga có quan hệ chính thức với những tổ chức, quốc gia và cá nhân bị liệt vào bản danh sách đen kia. Hai vòng thảo luận tiếp theo chắc chắn cũng suôn sẻ và thượng viện Nga rồi sẽ phê chuẩn, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không ngần ngại gì với việc ký sắc lệnh ban hành đạo luật này.

Việc Nga sửa nhà, dọn đường và mở cổng chào đón Taliban không còn gây bất ngờ. Từ sau khi Taliban trở lại cầm quyền ở Afghanistan, Nga không công nhận ngoại giao chính thể Taliban như các quốc gia khác trên thế giới, nhưng Nga đã dần dần tăng cường tiếp xúc và đối thoại với chính thể Taliban ở Afghanistan. Taliban được mời sang tham dự nhiều hội nghị và diễn đàn quốc tế diễn ra ở Nga về chính trị an ninh và hợp tác kinh tế, thương mại. Nhiều quan chức chính phủ Nga đã công du Afghanistan. Ông Putin đã cử thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Nga, ông Sergei Shoigu - người từng là Bộ trưởng quốc phòng Nga trong rất nhiều năm sang trao đổi với lãnh đạo Taliban.

Qua đó, có thể thấy quá trình Nga tiến tới công nhận ngoại giao chính thể Taliban ở Afghanistan và kiến tạo lại quan hệ hợp tác với quốc gia láng giềng đã được khởi động từ cách đây khá lâu và được kiên định vận hành rất nhất quán và triệt để.

Chủ định của Nga chẳng khác gì 'cầu được ước thấy' đối với Taliban. Trên phương diện tìm kiếm sự công nhận ngoại giao chính thức của thế giới bên ngoài, Taliban cần tiền lệ, cần sự khởi đầu và cần những cú hích đặc biệt hữu dụng. Nga là một đối tác lý tưởng đối với Taliban.

Thế sự xoay vần ở châu Âu trong gần 3 năm qua khiến Nga càng thêm cần thiết và cấp thiết phải tranh thủ Taliban, gây dựng quan hệ đối tác với chính thể Taliban ở Afghanistan, rồi chuyển hoá đối tác láng giềng này thành đồng minh chiến lược. Afghanistan có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà Nga rất muốn và rất cần khai phá làm nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Nga cần sự hậu thuẫn và hợp tác của Taliban để đối phó hoạt động khủng bố của tàn binh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) phiêu dạt về Afghanistan.

Afghanistan hiện là nơi diễn ra cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Ngoài ra, Taliban có thể trở thành một con chủ bài sáng giá cho Nga trong cả cuộc đối địch hiện tại giữa Nga và Phương Tây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian, ngày 17/1, Nga và Iran đã ký Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện.

Ngày 17/1, Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết đang đẩy mạnh cuộc điều tra đối với mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk, liên quan đến vi phạm các quy tắc của Liên minh châu Âu (EU) về kiểm duyệt nội dung.

Ngày 18/1, Malaysia đã khởi động vai trò Chủ tịch ASEAN 2025 với lễ khai mạc Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Langkawi.

Israel và lực lượng Hamas đang dần đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin tại dải Gaza, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng đến chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 15 tháng.

Trong phiên giao dịch cuối tuần này, giá dầu thế giới giảm nhẹ nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp.

Mới đây, Quốc hội Hàn Quốc tiếp tục thông qua dự luật điều tra đặc biệt với Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.