Nga đưa danh sách điều kiện chấm dứt xung đột tại Ukraine
Trả lời phỏng vấn hãng RTVI, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho rằng để đạt được hòa bình ở Ukraine, quân đội nước này phải hạ vũ khí và phương Tây phải ngừng mọi hoạt động viện trợ quân sự cho Kiev.
Một số điều kiện khác mà ông Galuzin liệt kê từng được đưa ra trên bàn đàm phán kể từ khi chiến sự leo thang vào tháng 2/2022, như phi quân sự hóa Ukraine, cam kết không gia nhập EU hoặc NATO, và sự khẳng định tình trạng phi hạt nhân hóa của Kiev. Một điều khoản khác đã được bổ sung vào tháng 10/2022 liên quan đến việc công nhận “thực tế mới về lãnh thổ”, được hiểu là thừa nhận kết quả các cuộc trưng cầu ý dân của Kherson, Zaporozhye và các nước cộng hòa Donetsk và Lugansk gia nhập Nga.
Ngoài ra, Ukraine phải cam kết bảo vệ ngôn ngữ Nga và quyền của các công dân nói tiếng Nga, cũng như tất cả các nhóm dân tộc khác ở Ukraine. Thứ trưởng Galuzin cho biết, Ukraine cần mở lại biên giới với Nga, khôi phục khuôn khổ pháp lý trong quan hệ với Moscow và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ mà nước này đã từ bỏ vào năm 2014.
Cũng trong bản kế hoạch 10 điểm này, lần đầu tiên, Moscow yêu cầu dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt chống Nga và “rút lại các yêu sách và chấm dứt các vụ truy tố chống lại Nga, các cá nhân và pháp nhân của nước này”. Yêu cầu cuối cùng trong danh sách của Galuzin là phương Tây phải trả tiền cho việc tái thiết cơ sở hạ tầng dân sự đã bị phá hủy kể từ năm 2014. Tương lai hòa bình của Ukraine phụ thuộc vào việc tôn trọng các quyền của người dân Nga, khôi phục quan hệ hữu nghị với tất cả các nước láng giềng và quay trở lại nguyên tắc nền tảng về tình trạng trung lập và không liên kết, được ghi trong tuyên bố độc lập năm 1990. Theo ông Galuzin, Moscow đơn giản là sẽ không dung thứ cho “một quốc gia công khai chống Nga, bất kể biên giới của nó là gì”.
Trước đó, chính phủ Ukraine thông qua “Nền tảng hòa bình” bao gồm việc Nga rút toàn bộ khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố là của mình, thanh toán các khoản bồi thường và đưa ra tòa án chiến tranh đối với giới lãnh đạo quân sự và chính trị ở Moscow.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
Trong thông báo trên kênh Telegram chính thức, quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt Abu Ali Rida, thủ lĩnh của Hezbollah ở khu vực Baraachit, miền Nam Liban.
Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.
Hôm nay (5/11), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chạy đua với thời gian kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ cả hai rất sít sao.
Với những ai cần một điểm du lịch mới ở Hàn Quốc thay vì Seoul, Busan hay Jeju thì các thành phố ở phía tây Hàn Quốc sẽ là lựa chọn lý tưởng.
0