Nga lại vượt Mỹ về nguồn cung khí đốt cho châu Âu

Dựa trên kết quả quý III/2024, Nga tiếp tục vượt Mỹ về nguồn cung khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU) với 13,3 tỷ m³.

Hãng tin RIA Novosti phân tích dữ liệu từ Công ty Bruegel cho thấy, dựa trên kết quả của quý III, Nga một lần nữa vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu, đồng thời chiếm thị phần cao nhất trong 9 quý.

Trong quý III, Nga đã cung cấp 13,3 tỷ m³ khí đốt cho thị trường châu Âu, so với 13 tỷ m³ của quý trước đó và 11,5 tỷ m³ một năm trước. Do đó, tỷ trọng của các công ty Nga trong cơ cấu nhập khẩu khí đốt của châu Âu đã tăng lên 19,4%, từ mức 17,2% trong tháng 4 đến tháng 6, đạt mức cao nhất kể từ quý II/2022.

Trung tâm Khí đốt Trung Âu ở Baumgarten. Ảnh: RIA Novosti.
Trung tâm Khí đốt Trung Âu ở Baumgarten. Ảnh: RIA Novosti.

Nga chủ yếu cung cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống, tăng 8% trong quý và gần 13% trong năm, lên 8,6 tỷ m³. Khối lượng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG trong quý III vừa qua lên tới 4,7 tỷ m³, thấp hơn 6% so với mức từ tháng 4 đến tháng 6, nhưng cao hơn 21% so với quý III năm ngoái.

Về phía Mỹ, nước này đã giảm 1/4 nguồn cung khí LNG trong quý III và 1/3 trong năm, xuống còn 9,5 tỷ m³. Kết quả là trong quý thứ hai liên tiếp, Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt chính thứ ba cho Liên minh châu Âu và Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính thứ hai.

Na Uy vẫn dẫn đầu về xuất khẩu khí đốt từ quý III/2022 với 21,7 tỷ m³ trong tháng 7 đến tháng 9. Đồng thời, trong hơn 3 tháng, nước này đã giảm lượng cung cấp 9%, nhưng vẫn cao hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm nhà cung cấp khí đốt chính hàng đầu cho EU trong quý III còn bao gồm Algeria. Nước này trong 3 tháng đã giảm nguồn cung 19%, xuống còn 7 tỷ m³ khí. Trong khi Anh đã tăng gần 40%, lên 5,1 tỷ m³ khí.

Trước đó, RIA Novosti đưa tin, vào tháng 7/2024, Mỹ đã giảm mạnh xuất khẩu khí LNG sang EU, trong bối cảnh nguồn thu của các nhà cung cấp Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm là do việc định hướng lại nguồn cung sang thị trường châu Á.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người đứng đầu cơ quan y tế của Liên hợp quốc cho biết hôm thứ Năm rằng, hàng chục nhân viên y tế đã thiệt mạng trong vòng 24 giờ tại Liban. Đồng thời ông nêu rõ về những điều kiện "khó khăn và nguy hiểm" ở một số khu vực của Liban đang chịu sự ném bom của Israel.

Không quân Israel vào đêm qua đã tiến hành cuộc không kích vào thành phố Tulkarem ở khu Bờ Tây. Thông tin ban đầu cho biết, ít nhất 18 người Palestine thiệt mạng trong cuộc tấn công, trong đó có một thủ lĩnh cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas ở Tulkarem tại Bờ Tây, ông al-Razeq Oufi.

Nhiều vụ nổ lớn đã làm rung chuyển thủ đô Beirut, Liban vào rạng sáng 4/10. Theo thông tin cập nhật của Bộ Y tế Liban, ít nhất 37 người thiệt mạng và 151 người bị thương trong các cuộc tấn công của Israel vào Liban trong 24 giờ qua.

Mối quan hệ giữa Iran và Israel đang rơi vào tình trạng căng thẳng leo thang chưa từng có, với việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đe dọa sẽ trả đũa vụ Iran bắn khoảng 180 quả tên lửa vào Israel hôm 1/10. Từ chỗ là đối tác thân cận trước cách mạng Hồi giáo, đến nay, hai nước đã trở thành kẻ thù “không đội trời chung”.

Dựa trên kết quả quý III/2024, Nga tiếp tục vượt Mỹ về nguồn cung khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU) với 13,3 tỷ m³.

"Giai đoạn tự kiềm chế đơn phương đã kết thúc"! Iran được cho là vừa gửi một thông điệp khá lạnh lùng tới Mỹ, hai ngày sau khi thực hiện một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo quy mô lớn vượt qua các hệ thống phòng không hiện đại của Israel.