Nga muốn tạo ra ngành công nghiệp hàng không độc lập

Lệnh trừng phạt của phương Tây khiến ngành công nghiệp hàng không của Nga gặp tương đối nhiều khó khăn, tuy nhiên với vị thế của một trong những siêu cường, quốc gia này cũng đã hướng tới một chiến lược phát triển không bị phụ thuộc.

Ngành hàng không thế giới đang được thâu tóm bởi Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu, và tương lai là những phát triển mới của Trung Quốc như Comac C919. Tuy vậy, C919 của Comac chủ yếu vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu công nghệ phương Tây.

Nếu chính quyền Tổng thống Trump áp dụng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, ngành hàng không của họ sẽ bị ảnh hưởng do thiếu động cơ sản xuất trong nước.

Còn với Liên bang Nga, với nền tảng công nghệ riêng, không chỉ nỗ lực vượt qua áp lực trừng phạt mà còn cố gắng đảm bảo nền độc lập lâu dài. Hai mẫu máy bay MC-21 và SSJ-100 là những bước tiến hướng tới việc tạo ra một ngành hàng không bền vững và tự chủ hoàn toàn.

Tuy nhiên, trong tiến trình đó, ngành công nghiệp hàng không Nga đã bị trì trệ một thời gian khá dài. Ban đầu, việc cung cấp máy bay MC-21 cho các hãng hàng không Nga sẽ bắt đầu vào năm 2022, tuy nhiên các lệnh trừng phạt của phương Tây buộc Moskva phải đưa ra những điều chỉnh. Nguyên nhân xuất phát từ việc phải thay thế toàn bộ nhiều chi tiết và cụm lắp ráp, bao gồm cả vật liệu composite, dẫn đến thực tế là phải thử nghiệm và lấy chứng nhận mới từ đầu.

Báo chí Nga lưu ý rằng với đặc thù của ngành hàng không, mỗi thay đổi mới trên máy bay đều yêu cầu trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt, bao gồm hàng nghìn giờ bay thử nghiệm trên không.

Nếu như đối với MC-21, động cơ nội địa được thiết kế ngay từ đầu thì trên Superjet, đây là nhiệm vụ mới, gắn liền với thay thế một khối lượng lớn linh kiện nhập khẩu, hầu như toàn bộ.

Dẫu vậy, ngành công nghiệp hàng không Nga đặt mục tiêu sẽ tiến hành bay thử hai máy bay chở khách với động cơ hoàn toàn nội địa vào đầu năm sau. Đây đang là bước đi cuối cùng để Nga hướng đến tự chủ về hàng không dân dụng.

Các chuyến bay thử nghiệm dòng máy bay MC-21 với động cơ PD-14 sẽ được tiến hành vào tháng 3/2025. Hiện Nga đã sản xuất được 10 chiếc MC-21 và công suất toàn ngành có thể đạt 36 chiếc/năm sau ba năm nữa.

Cùng với MC-21, những máy bay chặng ngắn SSJ-100 lắp động cơ PD-8 cũng đang về đích. Dự kiến, sau năm 2030, Nga sẽ phát triển loại động cơ lực đẩy cao PD-35 dùng cho dòng máy bay thân rộng sản xuất trong nước. Theo đó, ngành hàng không Nga đang tiến hành nhiều dự án nghiên cứu và phát triển để tiến tới tự chủ cả về vật liệu.

Theo Bộ Công Thương Nga, đến năm 2030, các doanh nghiệp ngành hàng không đã khẳng định khả năng cung cấp gần 1.000 máy bay phục vụ nhu cầu hàng không dân dụng, đồng thời thay thế linh kiện nước ngoài bằng linh kiện của Nga và hiện đại hoá các cơ sở sản xuất cần thiết.

Ngành công nghiệp hàng không Nga kỳ vọng sẽ tái lập được thời kỳ hoàng kim Liên Xô, khi các máy bay chở khách nội địa thống trị mọi đường bay trong nước trong tương lai không xa. Không chỉ có vậy, Nga còn hướng tới việc xuất khẩu máy bay chở khách cho một số khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu đời với họ hàng chục năm qua, đặc biệt là khu vực châu Phi hay một vài nước Trung Đông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam Airlines cho biết, từ ngày 14/1/2025, Vietnam Airlines sẽ triển khai hạng ghế phổ thông đặc biệt trên toàn mạng bay nội địa.

Hai gã khổng lồ trong ngành sản xuất ô tô Nhật Bản, Honda và Nissan đã chính thức đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán trong 6 tháng tới về khả năng sáp nhập - một bước ngoặt lịch sử đối với ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Việc sáp nhập này sẽ tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới và cung cấp cho họ nhiều nguồn lực hơn để cạnh tranh với mối đe dọa ngày càng tăng từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc và Tesla của Mỹ.

Chiều 25/12, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt tổ chức lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (06/04/1955 - 06/04/2025).

Hãng xe Nhật Bản – Honda cho biết đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán xe hybrid trên toàn cầu lên 1,3 triệu xe mỗi năm vào năm 2030, tạo bước trung chuyển cho đến khi xe điện trở nên phổ biến hơn.

Ngành đường sắt vừa cho ra mắt đoàn tàu La Reine phục vụ trên tuyến Đà Lạt – Trại Mát, nhằm tiếp tục mang đến cho hành khách trải nhiệm mới.

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, để phục vụ tốt nhu cầu của hành khách trong việc đi lại, đường sắt tổ chức chạy thêm nhiều tàu tăng cường tuyến Hà Nội - Vinh trong dịp này.