Nga nghi ngờ Ukraine đứng sau vụ khủng bố đẫm máu

Nhóm khủng bố Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan (ISKP), một nhánh của Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công này. Tuy nhiên, Hội đồng An ninh Nga nghi ngờ Ukraine có liên quan đến vụ tấn công.

Vụ khủng bố đẫm máu ở ngoại ô Moscow

Một nhóm khủng bố được trang bị súng trường đã xả súng ở sảnh trung tâm thương mại Crocus City Hall ngoại ô Moscow. Sau đó, chúng xông vào phòng hòa nhạc ngay trước buổi hòa nhạc. Vụ tấn công đã khiến hơn 60 người thiệt mạng và 145 người nhập viện.

Cùng với vụ nổ súng, một vụ nổ đã xảy ra trong tòa nhà trung tâm thương mại gây ra hỏa hoạn. Cục Tình trạng khẩn cấp khu vực Moscow cho biết khoảng 1/3 trung tâm thương mại Crocus City Hall đã chìm trong biển lửa với khói đen dày đặc. Tầng mái của tòa nhà gần như bị lửa thiêu rụi hoàn toàn và bị sập một phần.

Một nhóm khủng bố được trang bị súng trường đã xả súng ở sảnh trung tâm thương mại Crocus City Hall.

Theo truyền thông địa phương, có thể có tới 6.200 người có mặt trong tòa nhà khi vụ nổ súng xảy ra. Số người thiệt mạng dự kiến sẽ tăng lên do quy mô của cuộc tấn công và lửa cháy lớn đã nhấn chìm trung tâm thương mại.

Một đoạn video được chia sẻ trên mạng cho thấy sự hoảng loạn khi cuộc tấn công diễn ra. Đám đông chen chúc, la hét và cúi xuống sau những chiếc ghế khi tiếng súng bắt đầu vang lên trong hội trường rộng lớn. Video cũng cho thấy một cá nhân có vũ trang gây ra ít nhất một vụ cháy bên trong hội trường.

Một nhân chứng cho hay: "chúng tôi đã chứng kiến vụ nổ súng, có nhiều người chết và bị thương. Ngọn lửa đã bắt đầu bùng lên".

Khoảng 1/3 trung tâm thương mại Crocus City Hall đã chìm trong biển lửa với khói đen dày đặc.

Tass dẫn lời Bộ Y tế Nga cho biết, 115 người đã phải nhập viện, trong đó có 5 trẻ em. 60 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.

Chính quyền địa phương cho biết tất cả lực lượng và phương tiện đã được điều đến hiện trường và thông tin về các nạn nhân đang được xác nhận. Bộ Tình trạng khẩn cấp cho biết khoảng một trăm người đã được sơ tán khỏi tầng hầm của tòa nhà. Bộ Y tế Nga nói với Sputnik rằng hơn 70 xe cứu thương đã đến để sơ cứu các nạn nhân trong vụ tấn công.

Giới chức Moscow đã kêu gọi người dân hiến máu. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Belarus Aleksandr Hodzhaev tuyên bố, Minsk sẵn sàng gửi bác sĩ và vật tư y tế tới Nga nếu cần.

Thống đốc khu vực Thủ đô Moscow, ông Andrey Vorobyov cho biết các lực lượng chức năng đã gần như dập tắt được đám cháy sau vụ tấn công khủng bố. Tổng thống Putin thường xuyên được thông báo về cuộc tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở Moscow.

Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov nói: "Tổng thống đã được thông báo tóm tắt về vụ nổ súng tại Crocus City Hall trong những phút đầu tiên sau khi vụ việc xảy ra. Tổng thống liên tục nhận được tất cả thông tin về diễn biến từ tất cả các cơ quan chính phủ liên quan và về các biện pháp được thực hiện. Tổng thống đã ban hành tất cả các mệnh lệnh cần thiết".

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật và tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Theo Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã nghe các báo cáo từ các lãnh đạo của Cơ quan an ninh liên bang (FSB), Ủy ban Điều tra, lực lượng cảnh vệ quốc gia, và các bộ nội vụ, tình trạng y tế và khẩn cấp, và gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân.

Sau vụ khủng bố, các quan chức Nga cho biết an ninh đã được thắt chặt tại các sân bay, nhà ga ở Moscow và hệ thống tàu điện ngầm rộng lớn của thủ đô.

Sau vụ khủng bố, các quan chức Nga cho biết an ninh đã được thắt chặt tại các sân bay, nhà ga ở Moscow và hệ thống tàu điện ngầm rộng lớn của thủ đô. Thị trưởng Moscow đã hủy bỏ tất cả các cuộc tụ họp đông người. Các nhà hát và bảo tàng đóng cửa vào cuối tuần. Các khu vực khác của Nga cũng thắt chặt an ninh.

Ai là thủ phạm?

Vụ khủng bố ở Trung tâm thương mại Crocus City Hall là một trong một trong những vụ tấn công tồi tệ nhất ở Nga trong nhiều năm. Bộ Ngoại giao Nga gọi đây là một vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Vậy ai là thủ phạm?

Nhóm khủng bố Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan (ISKP), một nhánh của Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.

ISKP không đưa ra bằng chứng cho tuyên bố của lực lượng này. Tuy nhiên, giới tình báo Mỹ nói với các hãng truyền thông rằng không có lý do gì để nghi ngờ về tuyên bố của ISKP. Theo các chuyên gia, vài năm trở lại đây, tổ chức này bắt đầu nhắm đến Nga nhiều hơn, đặc biệt sau khi Nga đưa lực lượng quân sự đến Syria năm 2015 theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad nhằm đối phó lực lượng nổi dậy và các tổ chức khủng bố, trong đó có IS.

Chiếc xe của các nghi phạm bị chặn lại.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 7/3 tuyên bố đã ngăn chặn thành công một vụ tấn công khủng bố của ISKP vào một giáo đường Do Thái ở vùng Kaluga, gần Moscow.

Chỉ vài giờ sau đó, đại sứ quán Mỹ tại Moscow khuyến cáo công dân Mỹ tránh những nơi tụ tập đông người, đặc biệt là các địa điểm biểu diễn âm nhạc, đồng thời kêu gọi công dân Mỹ rời Nga nếu có thể.

Guardian dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết: "Kể từ tháng 11 năm ngoái, đã có thông tin tình báo khá cụ thể rằng ISKP muốn thực hiện các cuộc tấn công ở Nga. Tình báo Mỹ đã cảnh báo Nga về điều đó".

Bộ Ngoại giao, đại sứ quán của chúng tôi ở đó đưa ra thông báo cho tất cả người Mỹ ở Moscow tránh bất kỳ buổi hòa nhạc tụ tập đông người nào, đặc biệt là các trung tâm mua sắm, bất cứ thứ gì tương tự, chỉ vì sự an toàn của chính họ. Họ nên ở yên tại chỗ và liên tục kết nối với Bộ Ngoại giao để biết thêm bất kỳ thông tin và cập nhật nào. Tôi e rằng đó thực sự là tất cả những gì tôi có về điều đó.

Ông John Kirby - Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng

Ủy ban Điều tra Nga đã mở một cuộc điều tra vụ tấn công theo hướng một vụ khủng bố. Lực lượng an ninh được cho là vẫn đang truy tìm các nghi phạm.

Hiện chưa rõ tại sao nhóm này, vốn hoạt động chủ yếu ở Syria và Iraq, cũng như ở Afghanistan và châu Phi, lại tiến hành một cuộc tấn công ở Nga vào thời điểm này.

Nga tìm thấy bằng chứng, vũ khí của vụ tấn công.

Trong những năm qua, nhóm cực đoan đã tuyển mộ các chiến binh từ khu vực Đông Âu từng chiến đấu cho nhóm ở Syria và Iraq và đã thực hiện một số cuộc tấn công ở Caucasus và các khu vực khác của Nga trong quá khứ.

Trong khi Kremlin còn chưa lên tiếng về việc ai là thủ phạm của vụ tấn công kinh hoàng này, phía Mỹ đã rất nhanh chóng lên tiếng lên án vụ khủng bố và đồng thời tuyên bố không phải do phía Ukraine gây ra và bào chữa cho Kiev. Khi được một nhà báo hỏi liệu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vụ tấn công có liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine hay không, ông Kirby nói rằng không có dấu hiệu nào vào thời điểm này cho thấy Ukraine hoặc người Ukraine có liên quan đến vụ xả súng.

Mỹ đã rất nhanh chóng lên tiếng lên án vụ khủng bố

Tuy nhiên, Hội đồng An ninh Nga nghi ngờ Ukraine có liên quan đến vụ tấn công. Bộ Ngoại giao Ukraine đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng cáo buộc đó chỉ nhằm mục đích kích động người dân Nga chống lại Ukraine.

Đáp lại bình luận của Nhà Trắng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: "Nhà Trắng cho biết họ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Ukraine hoặc người Ukraine có liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Moscow. Cơ sở nào để họ kết luận như vậy? Nếu Mỹ có thông tin đáng tin cậy về vụ việc này, họ phải chia sẻ ngay lập tức cho Nga. Nếu không, họ không có quyền ân xá cho bất cứ ai".

Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak hôm thứ Sáu (22/3) cho biết Kiev không liên quan gì đến vụ tấn công.

Hãy nói thẳng về điều này, Ukraine hoàn toàn không liên quan gì đến những sự kiện này. Chúng tôi đang có một cuộc chiến tranh toàn diện, tổng lực với quân đội chính quy Nga và với Liên bang Nga. Và bất kể mọi việc, Ukraine sẽ quyết định trên chiến trường.

Ông Mykhailo Podolyak, Cố vấn cao cấp của Tổng thống Ukraine

Cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án

Cộng đồng thế giới đã đồng loạt lên án vụ tấn công khủng bố nhằm vào khán phòng hòa nhạc trong trung tâm thương mại Crocus City Hall gần thủ đô Moscow của Nga vào tối 22/3 theo giờ địa phương. Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric, cho biết Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lên án vụ tấn công khủng bố bằng “ngôn từ mạnh mẽ nhất”. Trước đó, đích thân ông Guterres đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân, người dân và chính phủ Nga. Ông chúc những người bị thương nhanh chóng hồi phục. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án vụ tấn công khủng bố là “ghê tởm và hèn hạ”.

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước châu Âu lên án vụ tấn công đẫm máu tại Mosvka. Nhà Trắng gửi lời chia buồn tới các nạn nhân và cho biết đang cố gắng thu thập thêm thông tin.

Tâm trí của chúng tôi hướng về các nạn nhân của vụ tấn công khủng khiếp này. Những hình ảnh thật khủng khiếp và khó xem

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Giorgia Meloni lên án vụ tấn công khủng bố bằng những ngôn từ mạnh mẽ và cho rằng hành động giết hại người dân vô tội ở Moscow là không thể chấp nhận được.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án vụ tấn công khủng bố là “ghê tởm và hèn hạ”.

Một số nước châu Mỹ như Mexico, Argentina, Brazil, Chile, Colombia và Bolivia bày tỏ tình đoàn kết với chính phủ và nhân dân Nga. Bộ Ngoại giao Argentina đã ra thông cáo phản đối vụ tấn công khủng bố tại trung tâm Crocus City Hall làm hàng chục người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Thông cáo nhấn mạnh “Argentina lên án mạnh mẽ và phản đối vụ tấn công khủng bố”, đồng thời chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân và mong muốn những người bị thương sẽ nhanh chóng hồi phục.

Trên mạng xã hội X, Bộ Ngoại giao Mexico (SRE) nêu rõ nước này cực lực phản đối mọi hành động bạo lực nhằm vào người dân vô tội, gọi vụ tấn công là hành động khủng bố man rợ. Mexico muốn thể hiện tình đoàn kết và sẵn sàng hỗ trợ Nga. Chính phủ Brazil và Chile cực lực lên án vụ tấn công và bày tỏ tình đoàn kết với gia đình các nạn nhân ở Nga. Bộ ngoại giao Brazil cho biết trong số các nạn nhân không có công dân nước này.

Tổng thống Colombia, Gustavo Petro, cầu mong hòa bình cho các dân tộc Slav và cho thế giới. Tổng thống Bolivia, Luis Arce, bày tỏ tình đoàn kết và chia buồn với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người dân Nga và gia đình các nạn nhân. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng phản đối vụ tấn công thảm khốc.

Vụ tấn công đã khiến hơn 60 người thiệt mạng và 145 người nhập viện.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh vô cùng bàng hoàng trước vụ tấn công khủng bố vào nhà hát Crocus City Hall ngoại ô Moscow và bày tỏ sự ủng hộ manh mẽ đối với những nỗ lực của Nga nhằm đảm bảo an ninh.

“Tôi bàng hoàng trước tin tức về vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng vào phòng hòa nhạc ở khu vực Moscow, khiến nhiều người thương vong”, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc dẫn lời ông Tập Cận Bình nói trong thông điệp chia buồn tới Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông nói thêm: “Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Chính phủ Nga nhằm duy trì an ninh và ổn định quốc gia”.

Thay mặt chính phủ và người dân Trung Quốc, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến các nạn nhân, những người bị thương và gia đình những người thiệt mạng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Bắc Kinh phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và lên án mạnh mẽ các vụ tấn công khủng bố.

Vụ việc thảm khốc mới xảy ra chưa thể quy trách nhiệm cho ai, nhưng chắc chắn một điều đây là vụ khủng bố có sự chuẩn bị từ trước. Nhiều ý kiến ở Moscow cho rằng vụ việc có rất nhiều khả năng liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, nếu Moscow phát hiện bất cứ bằng chứng nào rằng Kiev có liên quan đến vụ tấn công, tất cả những người liên quan sẽ bị truy lùng và phải trả giá không thương tiếc, kể cả quan chức chính quyền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.