Nga 'nghiền nát' phòng tuyến Ukraine ở Sudzha như thế nào?
Sau bảy tháng kể từ khi Ukraine bất ngờ tấn công và chiếm một phần Vùng Kursk, Nga đã đảo ngược tình thế. Nếu như năm 2022, quân đội Nga từng vội vã rút lui khỏi Kharkov, thì lần này, chính lực lượng Ukraine lại lùi bước trong hỗn loạn.
Điểm tựa chiến lược Sudzha - từng được Kiev coi là con bài mặc cả quan trọng - giờ đây đang đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

Cuộc chiến giành Sudzha
Sau khi Ukraine hoàn thành việc điều động lực lượng vào tháng 9/2024, giao tranh tại khu vực Kursk dần chuyển sang thế giằng co. Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) thiết lập thế phòng thủ, dù đôi lúc vẫn tìm cách mở rộng phạm vi kiểm soát. Tuy nhiên, khu vực này dần bị chia cắt và không còn là mối đe dọa trực tiếp đối với Nga. Khi đó, Moscow vẫn ưu tiên mặt trận Donbass.
Đến tháng 1/2025, chiến sự quanh Sudzha trở nên khốc liệt hơn. Ukraine nỗ lực củng cố phòng tuyến, nhưng quân đội Nga triển khai chiến thuật quen thuộc từng áp dụng thành công ở Donbass: bao vây từ ba hướng, cắt đứt tuyến tiếp tế và khiến đối phương suy kiệt. Bước ngoặt xảy ra vào giữa tháng 2, khi quân Nga kiểm soát Sverdlikovo, vượt qua sông Loknya, tiếp cận tuyến hậu cần quan trọng nối Sumy với Kursk, đẩy Ukraine vào thế nguy cấp.

Sau khi Nga giành quyền kiểm soát Sverdlikovo, tình hình của lực lượng Ukraine trở nên nghiêm trọng. Các báo cáo từ phía Ukraine thừa nhận sự áp đảo của quân đội Nga.
Với việc quân đội Nga đã tiến sâu vào lãnh thổ Ukraine, ranh giới địa lý dường như không còn nhiều ý nghĩa. Thực tế chiến trường giờ đây mới là yếu tố quyết định mọi bước đi chiến lược.
Giai đoạn cao điểm của chiến dịch bắt đầu vào ngày 7/3, khi quân đội Nga đồng loạt tấn công các tuyến tiếp tế và cửa khẩu trọng yếu của Ukraine, đồng thời triển khai các mũi tiến công đa hướng. Trong một bước đi táo bạo, Moscow còn tổ chức một cuộc đột kích về phía Nam biên giới, cắt đứt một tuyến hậu cần quan trọng dẫn đến Sudzha. Dù sau đó quân Nga rút khỏi một số vị trí tiền phương, nhưng đòn đánh này đã gây gián đoạn nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng của Ukraine, làm suy yếu khả năng phòng thủ của đối phương.
Không giống như các trận chiến kéo dài ở Donbass, vốn dựa vào chiến thuật tiêu hao và tiến công từng bước, chiến dịch Sudzha được triển khai với tốc độ cao, yếu tố bất ngờ và sự vô hiệu hóa có hệ thống các tuyến hậu cần của Ukraine. Đỉnh điểm của chiến dịch diễn ra vào ngày 8/3, khi một trung đoàn Nga gồm 800 binh sĩ thực hiện "chiến dịch đường ống", cắt đứt các tuyến tiếp tế quan trọng của AFU. Đến cuối ngày, quân Nga đã giành quyền kiểm soát các khu công nghiệp chiến lược ở Bắc và Đông Sudzha.
Lực lượng Ukraine tìm cách rút lui về Sudzha, hy vọng củng cố phòng tuyến và kéo dài giao tranh. Tuy nhiên, đến ngày 10/3, dấu hiệu sụp đổ đã trở nên rõ ràng. Các đơn vị bắt đầu rút lui trong hỗn loạn, nhiều binh sĩ bỏ lại trang bị, tháo chạy về phía biên giới. Đến ngày 12/3, quân Nga đã kiểm soát khu công nghiệp, vùng ngoại ô và trung tâm hành chính của Sudzha. Dù trên bản đồ, một số khu vực vẫn hiển thị dưới quyền kiểm soát của Ukraine, nhưng thực tế, chúng chỉ còn là vùng xám, có thể sụp đổ hoàn toàn trong vài ngày, thậm chí vài giờ.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Hiện tại, câu hỏi đặt ra là quân đội Nga có tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Ukraine sau khi kiểm soát Sudzha hay không. Cuộc xung đột ở Kursk đã cho thấy biên giới không còn là rào cản lớn - chiến lược quân sự mới là yếu tố quyết định.
Tương lai của chiến dịch phụ thuộc vào các cuộc đàm phán ngoại giao. Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được thỏa thuận hòa bình, quân đội Nga có thể dừng chiến dịch tại Sudzha, vì mục tiêu của họ chỉ giới hạn trong Khu vực Kursk. Ngược lại, nếu chiến sự tiếp tục leo thang, Nga có thể đẩy mạnh chiến dịch, tiến sâu hơn vào Ukraine và thậm chí nhắm đến việc thay đổi chính quyền ở Kiev.
Những tuần tới sẽ mang tính quyết định - hoặc Ukraine chấp nhận đàm phán, hoặc xung đột sẽ bước sang giai đoạn mới, có thể là giai đoạn cuối cùng.


Theo đoạn video được lan truyền trên X, một máy bay tiêm kích - ném bom Su-34 của Nga đã hạ cánh mà không có càng đáp tại một sân bay không được tiết lộ vào ngày 22/3.
Máy bay không người lái (UAV) S-70 Okhotnik-B của Nga đang dậy sóng với thiết kế đẹp mắt, khả năng tàng hình, có phần giống máy bay ném bom tàng hình B-21 của Mỹ.
Hội nghị công nghệ GTC 2025 diễn ra tại California (Mỹ) không chỉ là một sự kiện công nghệ mà còn là minh chứng cho tham vọng của NVIDIA trong việc dẫn dắt cuộc cách mạng AI toàn cầu và những xu hướng công nghệ trong tương lai.
Xung đột tại Dải Gaza tiếp tục leo thang khi Israel mở rộng các cuộc không kích trên khắp khu vực này.
Theo kế hoạch, Nga và Ukraine sẽ có cuộc họp riêng với các quan chức Mỹ tại Saudi Arabia vào ngày 24/3.
Chính phủ Israel vừa thông qua đề xuất thành lập một cơ quan mới trong Bộ Quốc phòng nhằm thúc đẩy việc di dời “tự nguyện” của người dân Palestine khỏi Dải Gaza.
0