Nga - Quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới
Liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, với tổng số 2.773 lệnh trừng phạt được áp đặt kể từ năm 2014, trong đó 1.822 lệnh trừng phạt được áp đặt sau ngày 22/2/2022, Mỹ hiện đang là quốc gia đứng đầu về số lệnh trừng phạt chống Nga. Đứng ở các vị trí tiếp theo trong danh sách này là Thụy Sĩ, Canada, Anh, Liên minh Châu Âu (EU), Pháp, Australia và Nhật Bản.
Mới đây nhất, ngày 26/1, Mỹ đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 6 cá nhân và 12 thực thể Nga. Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ được cho là nhằm vào các cơ sở hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine như các nhà sản xuất vũ khí, sửa chữa tàu hay công ty quân sự tư nhân Wagner.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết: “Bộ Tài chính Mỹ xác định Wagner là một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia theo sắc lệnh hành pháp 13581. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung vào tuần tới đối với Wagner và mạng lưới hỗ trợ của họ trên nhiều châu lục".
Sau đó một ngày, Liên minh Châu Âu (EU) cũng quyết định gia hạn các lệnh trừng phạt về kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng, tới ngày 31/7/2023. Gói trừng phạt về kinh tế của EU nhằm vào Nga bao gồm một loạt biện pháp như: hạn chế đối với thương mại, tài chính, công nghệ và hàng hóa lưỡng dụng, công nghiệp, vận tải và hàng xa xỉ. Ngoài ra còn có lệnh cấm nhập khẩu hoặc vận chuyển dầu thô bằng đường biển và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga sang EU, loại bỏ các ngân hàng của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), hạn chế về quan hệ kinh tế với bán đảo Crimea, thành phố Sevastopol..., đóng băng tài sản và hạn chế đi lại đối với nhiều cá nhân và tổ chức, cùng các biện pháp ngoại giao khác.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0