Nga sẵn sàng giải quyết xung đột bằng ngoại giao

Hãng TASS đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, xung đột tại Ukraine có thể giải quyết bằng con đường chính trị và ngoại giao. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, điều này còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng đàm phán của các bên trên cơ sở xét đến tình hình địa chính trị hiện tại.

Thông tin trên được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong một bài báo cho tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc. Bài báo này sau đó được đăng tải trên trang website của Điện Kremlin ngày 19/3.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Nga sẵn sàng giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine bằng biện pháp ngoại giao, chính trị. Nga không phải phía hủy bỏ các cuộc đàm phán hồi tháng 4/2022. Tương lai của tiến trình hòa bình chỉ phụ thuộc vào ý chí tham gia vào một cuộc đàm phán có tính đến thực tế địa chính trị hiện nay", ông Putin viết, “Thật không may, bản chất tối hậu thư của những yêu cầu đặt ra đối với Nga cho thấy họ đang tách rời khỏi những thực tế này và thiếu quan tâm đến việc tìm ra giải pháp cho tình huống.".

Bài viết được đăng tải ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga. Theo kế hoạch, ông Tập Cận Bình sẽ thăm Nga trong 3 ngày 20-22/3, hội đàm với Tổng thống Putin và giới chức Nga về hàng loạt vấn đề song phương cũng như quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ Politico dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, Mỹ đang hoàn thiện những khâu cuối cùng cho một trong những gói viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay cho Ukraine, với hợp đồng cung cấp vũ khí và thiết bị lên tới 6 tỉ USD.

Nga cảnh báo sẽ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu phương Tây thực hiện kế hoạch tịch thu tài sản của Moscow bị đóng băng ở nước ngoài. Tuyên bố trên được Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đưa ra vào thời điểm Mỹ và các đồng minh thúc đẩy các biện pháp tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga ở nước ngoài bất chấp những lo ngại về cơ sở pháp lý.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông có kế hoạch thăm Trung Quốc vào tháng 5 tới, trong bối cảnh hai nước đang thúc đẩy mối quan hệ song phương.

Tòa án Tối cao Mỹ vừa bắt đầu xem xét tuyên bố của cựu Tổng thống Donald Trump đòi quyền được miễn truy tố. Đây là một vụ án lịch sử, có thể ảnh hưởng đến cả số phận pháp lý và chính trị của ông Donald Trump cũng như xác định phạm vi quyền lực của Tổng thống. Chín thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ đã đưa ra các lập luận của mình tại phiên xét xử tối 25/4.

Hàng triệu người dân Bangladesh đang phải vật lộn với đợt nắng nóng nghiêm trọng kéo dài một tuần qua, khi nhiệt độ tăng lên tới 43 độ C.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kêu gọi các nước G20 tăng cường tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.