Nga sẵn sàng sản xuất tên lửa từng bị INF cấm
Theo RT, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana, Kazakhstan, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã sẵn sàng khởi động việc sản xuất các tên lửa tầm trung và tầm ngắn vốn bị cấm theo hiệp ước hiện không còn hiệu lực với Mỹ.
Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh đã cấm các hệ thống này, nhưng Mỹ đã rút khỏi hiệp ước này vào năm 2019. Moscow chọn duy trì lệnh cấm miễn là Washington cũng tuân thủ.
“Như tôi đã nói, liên quan đến việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này và thông báo rằng họ đang bắt đầu sản xuất, chúng tôi cũng cho rằng mình có quyền bắt đầu nghiên cứu, phát triển và sản xuất trong tương lai”, tổng thống Putin phát biểu tại một cuộc họp họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana, Kazakhstan.
Ông Vladimir Putin nhấn mạnh thêm, Nga đã đưa ra các hướng dẫn liên quan đối với hoạt động này.
Tổng thống Putin đã đề cập trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia ở Moscow vào tuần trước về khả năng Nga có thể tiếp tục sản xuất các hệ thống tên lửa bị cấm trước đây, với lý do phản ứng lại “hành động thù địch” của Mỹ.
“Bây giờ chúng ta biết rằng Mỹ không chỉ sản xuất những hệ thống tên lửa này mà còn đưa chúng đến châu Âu, Đan Mạch để sử dụng trong các cuộc tập trận. Cách đây không lâu, có thông tin cho rằng số vũ khí này đang ở Philippines”, theo ông Putin cho biết.
Ông nói rằng các động thái của Washington khiến Moscow không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khôi phục các chương trình tên lửa tầm trung và tầm ngắn, đồng thời cho biết thêm rằng chúng sẽ được triển khai “dựa trên tình hình thực tế, nếu cần thiết”.
Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được kí năm 1987 đã cấm cả Mỹ và Liên Xô sản xuất và triển khai tên lửa đạn đạo và hành trình trên mặt đất cũng như các bệ phóng tương ứng của chúng với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Hiệp ước không ảnh hưởng đến các hệ thống trên không hoặc trên biển có cùng phạm vi. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng về việc triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu.
Năm 2019, Washington rút khỏi hiệp ước, cáo buộc Moscow đã vi phạm hiệp ước mà không đưa ra bằng chứng chứng minh cho tuyên bố đó.
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
0