Nga sẽ cắt khí đốt sang Áo từ hôm nay
Tuyến đường xuất khẩu khí đốt lâu đời nhất của Nga sang châu Âu, một đường ống có từ thời Liên Xô đi qua Ukraine, sẽ đóng cửa vào cuối năm nay. Ukraine tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận trung chuyển với tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga.
Việc Moscow ngừng cung cấp khí đốt cho Áo, nước tiếp nhận khí đốt chính qua Ukraine, có nghĩa là Nga hiện chỉ cung cấp lượng khí đốt đáng kể cho Hungary và Slovakia, trong đó trường hợp của Hungary chủ yếu thông qua đường ống qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước cuộc xung đột với Ukraine, Nga đã đáp ứng 40% nhu cầu khí đốt của EU. Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết thông báo ngừng cung cấp khí đốt của Gazprom đã được dự đoán từ lâu và Áo đã có sự chuẩn bị.
OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo cho biết họ đã chuẩn bị cho việc cắt nguồn khí đốt từ Nga và có thể cung cấp khí đốt cho khách hàng bằng cách nhập khẩu qua Đức, Italy và Hà Lan.
Nga đã thông báo với Áo rằng sẽ tạm dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine vào hôm nay (16/11), báo hiệu việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Liên minh châu Âu (EU) sắp kết thúc.
Lãnh đạo vùng Valencia, Tây Ban Nha, hôm qua đã có bài phát biểu trước các nhà lập pháp tại khu vực này, thừa nhận sai sót trong xử lý khủng hoảng lũ lụt. Thảm kịch xảy ra vào cuối tháng 10 vừa qua tại Valencia đã khiến hơn 200 người thiệt mạng.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell đã đề xuất khối này đình chỉ đối thoại chính trị với Israel, với lý do có thể xảy ra các hành vi vi phạm luật nhân đạo quốc tế trong cuộc xung đột tại Dải Gaza.
Ủy ban Bầu cử Sri Lanka đã công bố kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở nước này, trong đó đảng liên minh Quyền lực Nhân dân quốc gia (NPP) của tân Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake đã giành chiến thắng vang dội, giành quyền lực để thúc đẩy các kế hoạch chống đói nghèo, trong bối cảnh quốc gia này vẫn đang phải nỗ lực phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế.
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Lima, Peru, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, thảo luận về các thách thức an ninh khu vực và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong bối cảnh địa chính trị có nhiều biến động.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Iran, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã gặp các quan chức cấp cao Iran và thăm 2 địa điểm hạt nhân quan trọng của nước này, trong đó Iran đưa ra tín hiệu sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân.
0