Nga sẽ đáp trả nếu Mỹ đưa tên lửa đến Đức
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov phát biểu như vậy sau khi có thông tin Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tầm xa đến Đức từ năm 2026.
Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng quyết định triển khai vũ khí tầm xa là một mắt xích trong toàn bộ tiến trình làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với Nga.
Thứ trưởng Ryabkov cho biết Nga sẽ có phản ứng quân sự đáp trả mối đe dọa mới này một cách bình tĩnh và phù hợp.
Trước đó, hôm 10/7, Mỹ và Đức ra tuyên bố chung cho biết sẽ triển khai các hệ thống tấn công tầm xa ở Đức, bao gồm hệ thống SM-6 có tầm bắn 460 km, Tomahawk có tầm bắn 2.400 km, và cả vũ khí siêu thanh đang được phát triển tới Đức.
Các loại tên lửa này đều bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân Tầm trung (INF) năm 1988 giữa Mỹ với Liên Xô cũ. INF cấm các bên triển khai khí tài có tầm bắn 500 - 5.000 km.
Hồi năm 2019, Mỹ rút khỏi INF, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước, điều mà Điện Kremlin bác bỏ. Moscow sau đó cũng có động thái tương tự.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.
Ngày 22/11, một người đàn ông đã tử vong và một người khác phải nhập viện sau khi một chiếc trực thăng rơi ở một vùng xa xôi của Australia.
Sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) quyết định ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant ngày 21/11 với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, hàng loạt các quan chức Mỹ đã có những phản ứng trái chiều trước vấn đề này.
0