Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/3 tiết lộ vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất là vào mùa hè này. Ông cho biết thêm rằng Moscow đang hoàn thành việc xây dựng một cơ sở lưu trữ chuyên dụng cho những vũ khí như vậy, theo yêu cầu của Minsk.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia 24, Tổng thống Putin cho biết cơ sở lưu trữ sẽ sẵn sàng vào ngày 1/7. Tuy nhiên, ông khẳng định Moscow không có kế hoạch trao quyền kiểm soát bất kỳ vũ khí hạt nhân chiến thuật nào cho Minsk mà sẽ chỉ triển khai vũ khí của mình cho Belarus. Ông không nói rõ thời điểm chính xác vũ khí sẽ được vận chuyển đến địa điểm mới.
Theo Tổng thống Nga Putin, động thái này sẽ không vi phạm các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đồng thời, ông nói thêm Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của các đồng minh châu Âu.
Ông Putin giải thích rằng động thái này được đưa ra sau quyết định cung cấp đạn uranium nghèo (DU) của Anh cho Ukraine. Trước đó, Anh đã thông báo kế hoạch gửi đạn uranium nghèo (DU) tới Ukraine để sử dụng cho xe tăng chiến đấu Challenger 2. Moscow chỉ trích động thái này là dấu hiệu của “sự liều lĩnh và vô trách nhiệm” từ phía London và Washington.
Tuy nhiên, Mỹ đã bác bỏ những lo ngại của Nga khi khẳng định đạn uranium nghèo là "loại đạn thông thường" đã "được sử dụng trong nhiều thập kỷ". Bộ Quốc phòng Nga sau đó cảnh báo rằng việc sử dụng loại đạn này có thể gây ra thảm họa phóng xạ ở Ukraine, viện dẫn hậu quả của việc NATO sử dụng những loại vũ khí như vậy ở Iraq.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nhiều lần nêu vấn đề về các mối đe dọa đối với Belarus bởi vũ khí hạt nhân do Mỹ triển khai tới các nước EU. Hồi tháng 10/2022, ông đã nhắc tới các cuộc đàm phán “chia sẻ hạt nhân” giữa Washington và Warsaw, cảnh báo rằng vũ khí hạt nhân có thể được bố trí ở Ba Lan, nước láng giềng với Belarus.
Minsk cần thực hiện “các biện pháp thích hợp” để giải quyết mối đe dọa này, ông Lukashenko cho biết vào thời điểm đó, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ thảo luận vấn đề này với Moscow.
Hiện tại, vũ khí hạt nhân của Mỹ được triển khai ở Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2021, Nga kêu gọi thu hồi vũ khí như một phần trong các đề xuất an ninh của mình, nhưng Mỹ và NATO từ chối.
Tính tới thời điểm hiện tại, số cử tri bỏ phiếu sớm ở Mỹ đã lên tới hơn 70 triệu người, bao gồm hơn 37 triệu người bỏ phiếu vắng mặt và 32,7 triệu người bỏ phiếu qua bưu điện. Tổng số cử tri đã đăng ký bỏ phiếu qua bưu điện là gần 67,5 triệu người.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, Nga duy trì liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột, bao gồm Israel, Iran, Liban và các bên khác. Do đó, nếu những nỗ lực của Nga có hiệu quả, Moscow sẵn sàng trở thành trung gian hòa giải giữa Israel và phong trào Hezbollah.
Số người thiệt mạng trong trận lũ lịch sử tại miền Đông Tây Ban Nha hiện đã lên tới 205 người. Trong khi đó, hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng mờ nhạt.
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 1/11 do có thông tin Iran đang chuẩn bị hành động đáp trả nhằm vào Israel trong những ngày tới. Tuy nhiên, sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá “vàng đen”.
Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.
Meta - chủ sở hữu các ứng dụng Facebook, Instagram và WhatsApp - thông báo thu nhập ròng và doanh thu trong quý 3 năm nay của tập đoàn vượt kỳ vọng, đồng thời xác nhận sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
0