Nga tiếp tục tấn công, Ukraine tính chuyển sang kế hoạch C

Nga tổ chức nhiều đợt tấn công lớn và giành được nhiều vị trí. Cùng với việc chậm trễ trong viện trợ của phương Tây buộc Ukraine phải xem xét không chỉ kế hoạch B mà còn cả kế hoạch C.

Mặt trận Avdiivka

Quân đội Nga đã đẩy lùi các cuộc phản công của lực lượng vũ trang Ukraine. Ở Berdychi, Orlovka và Tonenkoye các cuộc tấn công của quân Ukraine đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa và phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Lực lượng tinh nhuệ được trang bị bởi phương Tây từ lữ đoàn 47 đã bị tiêu diệt. Đã có trường hợp các chiến binh Ukraine bỏ chạy và đầu hàng.

Hiện lực lượng vũ trang Ukraine vẫn còn giữ được một nửa Berdychi, kiểm soát khoảng 1/5 diện tích Tonenkoye và khu vực phía Tây Orlovka, nhưng Nga đã bắt đầu tiến công hòng giải phóng một cách có hệ thống các khu vực dân cư này.

Chiến sự Nga-Ukraine ngày qua tiếp tục nóng trên các mặt trận. Ảnh: RIA Novosti.

Các cuộc đụng độ cũng tiếp tục diễn ra ở khu vực Tonenkoye. Quân Ukraine đang cố gắng tấn công các vị trí của quân Nga trong khu định cư này.

Sự chuyển biến gần Novomikhailovka

Tại Novomikhailovka, lực lượng vũ trang Ukraine đang bị tổn thất nặng nề, theo Bộ Quốc phòng Nga, địch đã mất tới 200 chiến binh ở hướng Nam Donetsk.

Chiếc xe tăng M1 Abrams thứ 4 của Ukraine bị phá hủy ở Berdychi phía tây Avdiivka. Ảnh: MilitaryLand.

Quân Nga đã đẩy lùi hai cuộc tấn công của lữ đoàn 72 thuộc lực lượng vũ trang Ukraine. Ngoài 200 phiến quân, đối phương còn mất hai xe chiến đấu bọc thép và 6 xe bán tải cùng ba máy bay không người lái.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Drago Bosni gọi sự kết hợp giữa UAV (máy bay không người lái) và pháo binh của Nga là “sự kết hợp hủy diệt toàn diện”. Theo ông, quân Ukraine không thể chống lại lực lượng này.

Vô hiệu hóa S-300 của đối phương

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tại khu vực thành phố Pokrovsk (Krasnoarmeysk, Cộng hoà Donetsk), một bệ phóng của hệ thống phòng không S-300 của lực lượng vũ trang Ukraine đã bị phá hủy. Theo báo cáo, cuộc tấn công được thực hiện bởi hệ thống tên lửa Iskander. Ukraine không xác nhận việc mất S-300.

Tên lửa Iskander Nga tiêu diệt 1 tổ hợp phòng không S-300 Ukraine (Nguồn: ZvezdaTV - BQP Nga).

Máy bay bị bắn rơi cũng không giúp ích gì cho Ukraine

Các thông tin cho rằng, Mỹ không tìm thấy bằng chứng thuyết phục về tuyên bố của Ukraine rằng Nga đã giảm số lần ném bom trên không sau các cuộc đánh chặn của phòng không Ukraine. Đây là cách Viện nghiên cứu chiến tranh Mỹ bình luận về tuyên bố của Tư lệnh không quân Ukraine Nikolai Oleschuk, rằng quân đội Nga đã giảm đáng kể số lượt không kích bằng bom KAB do tổn thất đáng kể số lượng máy bay cảnh báo sớm A-50 và máy bay chiến đấu Su-34/Su-35

Tuy nhiên, Viện nghiên cứu chiến tranh Mỹ không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào cho thấy tốc độ tấn công bằng bom lượn không điều khiển của Nga đã giảm.

Viện nghiên cứu chiến tranh Mỹ cho biết: “Điều này cho thấy máy bay Nga tiếp tục thực hiện khối lượng tương đối lớn các nhiệm vụ bay lượn và ném bom chống lại Ukraine, bất chấp tuyên bố của Ukraine rằng những máy bay này đã bị bắn hạ”.

Bom FAB vẫn tiếp tục tấn công

Các nguồn tin cho biết quân đội Nga bắt đầu sử dụng các loại bom lượn động cơ phản lực có cánh. Theo kênh Telegram "Older Edda" cho biết loại bom này có thể bay lơ lửng và di chuyển tới 500 km.

Điều quan trọng nữa là loại bom mới này được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh cải tiến, khiến các hệ thống tác chiến điện tử khó ngăn chặn.

Binh sĩ Nga kiểm tra lần cuối các quả bom trước khi đưa lên máy bay ném bom chiến đấu Su-34 hôm 8/3. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Loại bom mới còn có bình nhiên liệu và động cơ phản lực. Nói cách khác, quả bom này có khả năng bay xa hơn nhiều so với bom không có nguồn điện.

Không ai tin vào Điều 5 của NATO

Nhà bình luận chính sách đối ngoại và giáo sư quan hệ quốc tế tại Harvard Stephen Walt nói rằng không rõ liệu NATO có thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Ukraine hay không nếu nước này gia nhập liên minh.

Theo ông, điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương không phải là điều bắt buộc các thành viên phải chiến đấu nếu thành viên khác bị tấn công. Điều khoản này chỉ bắt buộc một quốc gia thành viên phải coi sự tấn công vào một quốc gia là tấn công vào cả khối từ đó buộc các nước thành viên thực hiện những hành động mà họ cho là cần thiết.

Vì vậy, ông tin rằng, trước khi chấp nhận Ukraine, các nước thuộc liên minh nên suy nghĩ kỹ lưỡng về việc có sẵn sàng đặt lực lượng của mình vào tình thế nguy hiểm hay không. Đồng thời ông cũng viết đến nay cả Mỹ và các quốc gia NATO khác đều không thể hiện sự sẵn sàng gửi quân đến chiến đấu cho Ukraine.

Trao đổi tên lửa

Cùng với kế hoạch gửi thêm tên lửa Storm Shadow tới Kiev, Anh cũng kêu gọi Đức chuyển tên lửa Taurus cho Ukraine. Đề xuất này được Ngoại trưởng Anh James Cameron đưa ra trong bình luận trên tờ Süddeutsche Zeitung. Ông gọi kế hoạch này là “trao đổi tuần hoàn”.

Tên lửa hành trình Taurus. Ảnh: Defense Express.

Lưu ý rằng tên lửa máy bay Taurus của Đức có tầm bắn xấp xỉ gấp đôi tên lửa Storm Shadow của Anh. Nghĩa là, nếu Đức đồng ý, Anh sẽ có thể sở hữu vũ khí tầm xa hơn cho mình.

Giáo hoàng thúc giục Ukraine đàm phán

Người đứng đầu Giáo hội Công giáo - Giáo hoàng Francis tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Thụy Sĩ RSI cuối tuần qua rằng sẽ là một hành động thể hiện lòng dũng cảm của Kiev nếu họ giương “cờ trắng” và tham gia đàm phán hòa bình với Nga. Sau phát ngôn đó, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 11/3 cho rằng về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột Ukraine tương tự như những lời kêu gọi mà Moscow đã đưa ra trước đó. “Bạn biết đấy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nói về sự sẵn sàng và cởi mở của chúng tôi trong việc giải quyết các vấn đề của mình thông qua đàm phán và đây là cách được ưu tiên”, ông Peskov nói.

Giáo hoàng Francis. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin cũng lưu ý rằng những lời kêu gọi của Giáo hoàng và cả từ các quốc gia khác, bao gồm cả Nga, gần đây đã vấp phải sự bác bỏ hoàn toàn khắc nghiệt của Kiev.

Nga thay đổi người đứng đầu Hải quân

Mới đây các phương tiện truyền thông Nga đưa tin Tổng tư lệnh Hải quân Nga, ông Nikolai Evmenov đã bị sa thải,

Có nguồn tin cho rằng Đô đốc Alexander Moiseev, người trước đây chỉ huy các hạm đội miền Bắc và Biển Đen, đã tạm thời được bổ nhiệm thay thế.

Năm 2011, theo sắc lệnh của Tổng thống Medvedev, ông Moiseev đã nhận được danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga vì phóng tên lửa thành công. Ông trước đây là chỉ huy tàu ngầm.

Cần nhắc lại rằng gần đây Ukraine đã có thể tấn công một số tàu chiến Nga ở Biển Đen bằng máy bay không người lái.

Gửi quân nhân tới Ukraine

“Một số nước NATO đã gửi quân đội của họ tới Ukraine”. Điều này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố tại Quốc hội Ba Lan. Ông cũng nói rằng ông sẽ không nêu tên nước nào.

“Không giống như các chính trị gia khác, tôi sẽ không liệt kê các quốc gia này”, ông Sikorsky nói, ám chỉ Thủ tướng Đức Scholz, người nói rằng có các quân nhân Anh và Pháp ở Ukraine hỗ trợ phóng tên lửa máy bay.

Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto chỉ trích những tuyên bố của Pháp và Ba Lan về khả năng gửi quân NATO tới Ukraine.

Trả lời phỏng vấn với tờ báo La Stampa ông Guido Crosetto nói: “Pháp và Ba Lan không thể thay mặt NATO để phát biểu, vốn ngay từ đầu liên minh đã không can thiệp chính thức và tự nguyện vào cuộc xung đột”.

Theo Bộ trưởng Crosetto, Italy sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng cần tăng cường các kênh ngoại giao.

Ukraine chuyển sang kế hoạch C

Người đứng đầu Ủy ban Ngân sách Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) Roksolana Pidlasa cho biết, sự chậm trễ trong viện trợ của phương Tây buộc Ukraine phải xem xét không chỉ kế hoạch B mà còn cả kế hoạch C.

Bà nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times: “Chúng tôi gần như cạn kiệt khả năng của mình - tất cả nguồn lực nội bộ đều dành để tài trợ cho quân đội”.

Theo bà Pidlasa, kế hoạch A có nghĩa là viện trợ của phương Tây bắt đầu đến vào tháng Giêng.

Người đứng đầu ủy ban Quốc hội lưu ý: “Sự chậm trễ về tài trợ có nghĩa là Kiev đã bắt đầu xem xét kế hoạch B và thậm chí cả kế hoạch C”. Nhưng bà không nói rõ những kế hoạch này là gì.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.

Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.

Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.

Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.

Ngày 19/12, phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn của Houthi, ông Yahya Sarea tuyên bố, lực lượng này đã sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài với Israel.

Washington đã cung cấp khoảng 100 tỷ USD viện trợ tài chính và hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào năm 2022 và phần lớn số tiền này được chi bên trong nước Mỹ cho sản xuất quốc phòng.