Ngắm Hà Nội dấu yêu qua tác phẩm nghệ thuật

Sự tinh tế trong thưởng thức nghệ thuật của người Hà Nội được thể hiện rõ nét qua các sự kiện văn hóa và lễ hội nghệ thuật được tổ chức trong tháng 10, nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Những hình ảnh thân thuộc của một Hà Nội xưa trong khu phố cổ từ những năm 1946 – 1954 được tái hiện lại trên con phố bích họa Phùng Hưng đã mang đến cho công chúng một tác phẩm nghệ thuật chân thực và gần gũi, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chụp ảnh, để ghi lại những khoảnh khắc đẹp của mình trong những ngày thu tháng 10 tại Thủ đô.

Là một người Hà Nội, Bà Nguyên Thị Thanh Tâm (Cầu Giấy) chia sẻ rằng vẻ đẹp của Hà Nội vừa có nét dung dị nhưng cũng pha màu sắc sang trọng. Bà hi vọng sẽ có nhiều người Việt và khách du lịch biết đến sự kiện trên con phố bích hoạ Phùng Hưng để thêm yêu Hà Nội.

Mỗi tác phẩm hay không gian được trưng bày, bố trí đều mang nhiều tầng nghĩa và thấm đẫm tình yêu của những người gắn bó với Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đó cũng là tâm huyết của các tác giả khi gửi gắm đến người xem nhân dịp đặc biệt này.

Nghệ nhân ưu tú làng nghề mây tre đan Nguyễn Văn Tĩnh (Chương Mỹ, Hà Nội) cũng có cách yêu Hà Nội của riêng mình: "Tôi mang sản phẩm đến đây trưng bày, một phần để tái hiện lại không gian Hà Nội xưa. Tôi mong muốn du khách đến thưởng lãn nét nghệ thuật, văn hoá thông qua sản phẩm này".

Không gian tái hiện mang đến cho người xem nhiều cảm xúc đặc biệt, không chỉ là những ký ức đã qua của thế hệ đi trước mà còn là địa chỉ đỏ để giới thiệu và giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về tinh thần yêu nước và biết trân trọng hơn những gì đang có. Người Hà Nội yêu Thủ đô không chỉ vì lịch sử hay cảnh sắc, mà còn vì những giá trị nghệ thuật thành phố mang lại. Nghệ thuật là cầu nối, là phương tiện giúp họ thể hiện tình yêu, sự tự hào và lòng gắn bó với quê hương. Qua từng giai điệu, từng nét vẽ và từng câu chữ, tình yêu ấy được lan tỏa, chạm đến trái tim của mọi người, giữ cho nhịp sống Hà Nội luôn đong đầy cảm xúc và sắc màu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Công Thương Hà Nội vừa tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024, vinh danh 90 sản phẩm xuất sắc, mang đậm dấu ấn nghệ thuật, văn hóa và có tính ứng dụng cao trong đời sống đương đại.

Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.

Triển lãm mang tên “Hồn của Đất” đã diễn ra tại Bát Tràng, Gia Lâm, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Bát Tràng.

Tối nay (10/10), UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội - Bản hùng ca phố" tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng hai nhiếp ảnh gia Andy Soloman và Lê Bích tổ chức Triển lãm ảnh “Hà Nội một thời để nhớ” tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ - 46 Hàng Bài.

Kẻ Mọc (làng Mọc Quan Nhân - nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) trước đây vốn được biết đến là một trong những “cái nôi” âm nhạc truyền thống bậc nhất của đất Hà thành, ngày nay đang được Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung cùng CLB Dân ca làng Mọc nối tiếp gìn giữ.