Ngắm vẻ đẹp Cung Thiếu nhi hiện đại nhất Thủ đô

Dự án Cung Thiếu nhi mới của Hà Nội đã và đang hoàn thiện sau gần 3 năm thi công, với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng. Khi đi vào hoạt động, nơi đây sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho việc học tập, vui chơi của thanh thiếu niên Thủ đô là môi trường phát triển cho các tài năng tương lai của Thành phố.
Cung Thiếu nhi Hà Nội được xây dựng trên khu đất gần 40.000 m2 tại công viên hồ điều hòa CV1, trong khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm.
Khởi công từ năm 2021, với tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, Cung Thiếu nhi là dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020-2025, chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ngay từ cổng vào tại mặt đường Phạm Hùng, điểm nhấn đầu tiên thấy được là tháp thiên văn cao 68m. Buổi tối tháp sẽ được thắp sáng, tạo hình ngọn đuốc lớn.
Từ căn phòng trên đỉnh tháp, các em nhỏ có thể ngắm toàn cảnh thành phố cũng như tìm hiểu về thiên văn học.
Bức phù điêu với hình ảnh các em nhỏ rước đèn, vui Tết Trung thu được đặt ngay cổng chính mang đến một tinh thần trở về với tuổi thơ cho mọi người ngay từ những ánh nhìn đầu tiên.
Theo thiết kế, công trình được chia thành 2 khu (khu A và khu B). Khu A gồm tổ hợp Nhà hát đa năng 800 chỗ; Rạp chiếu phim 3D-4D công suất 200 chỗ ngồi; Câu lạc bộ nghệ thuật múa, âm nhạc. Khu B gồm khu văn phòng - thể thao - học tập với 3 khối nhà chức năng liên kết với nhau: Nhà B1: Nhà thi đấu, bể bơi; Nhà B2: Nhà hành chính, tháp thiên văn; Nhà B3: Nhà học, thư viện.

Bên trong tòa nhà A có cửa sổ trời lớn giúp lấy ánh sáng tự nhiên.
Nhà hát Kim Đồng thuộc khu A, đây là nhà hát đa năng với sức chứa 800 chỗ ngồi (tầng 1 - 450 chỗ, tầng 2 - 350 chỗ). Phần ghế trong nhà hát có thể tự động thu gọn chỉ bằng một nút bấm.
Bể bơi bốn mùa được đặt ngay dưới tầng 1 của khu nhà B. Hai đầu bể bơi có khán đài.
Hai khối nhà A và B được kết nối với nhau bằng cây cầu hình chữ X cách điệu.
Cây cầu này được thiết kế với màu sắc trẻ trung và sinh động.
Khu vực đồi bàn chân Thánh Gióng.
Khu vực sân chơi ngoài trời của các em nhỏ mang màu sắc hiện đại, gần hồ tạo cảm giác được trở về với thiên nhiên.
Phần lan can của Cung Thiếu nhi được làm bằng kính cường lực, cao hơn 1 mét giúp bảo đảm an toàn cho trẻ em. Bên cạnh đó, phần màu sắc cũng được lựa chọn những gam màu sinh động, hiện đại.
Toàn bộ khu vực công cộng của Cung Thiếu nhi được được trồng cây xanh, có ghế ngồi nghỉ…
...cùng các hạng mục được thiết kế thân thiện đẹp mắt, hứa hẹn là điểm đến lý tưởng không chỉ dành cho thanh thiếu niên Thủ đô mà còn với khách tham quan, du lịch.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.