Ngăn chặn ngay hành vi xuyên tạc nội dung SGK

Những đối tượng xấu đã lợi dụng sức ảnh hưởng của mạng xã hội (MXH) để đăng tải, lan truyền nhiều nội dung sai lệch, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho người dùng, đặc biệt là phát tán hình ảnh nội dung giáo dục. Những hành vi xuyên tạc cần được ngăn chặn kịp thời và triệt để.

Những ngày qua, làn sóng dư luận trên mạng xã hội lan truyền thông tin về nội dung được cho là ảnh chụp từ sách giáo khoa (SGK) như bài thơ “Giã gạo thổi cơm”, bài học “Bắn tung toé”, “Bạn An dũng cảm”; “Bé xách đỡ mẹ”; “Vẽ gì khó”. Các bài viết theo hướng bộc lộ cảm xúc tiêu cực, thậm chí chỉ trích cơ quan chức năng, là cớ để các đối tượng chống phá xuyên tạc (tại các comment).  Tuy nhiên, trên FanPage chính thức của Bộ GD&ĐT đã khẳng định “đây là những nội dung không có trong SGK hiện hành đang được thực hiện tại các nhà trường”.

Bộ cũng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc.

Một tài khoản đăng tải những hình ảnh được cho là có nội dung sai nguyên tác

Rất nhiều người hiểu nhầm từ những thông tin dưới dạng các bài viết cố tình làm sai lệch, thậm chí xuyên tạc nội dung SGK. Họ không kiểm chứng nguồn gốc và nội dung bài viết, mà theo cảm tính, không phân biệt đúng sai, tự mình bức xúc hoặc có hành vi sai lệch.

Cần có những chế tài xử phạt nghiêm các đối tượng cố tình phát tán sai lệch nội dung SGK để răn đe và định hướng đúng dư luận. Lượng tương tác và chia sẻ trên các bài viết từ Bộ GD&ĐT đã thu hút sự quan tâm của người dân cho thấy đây là vấn đề nóng, cấp thiết cần xử lý triệt để và chính mỗi người dùng cần phải tự nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân khi tiếp cận nguồn tin, bài trên MXH.

Những comment dẫn chứng thêm từ người dùng MXH

Sau hệ luỵ của dịch Covid-19 đã kéo theo việc sử dụng điện thoại thông minh hầu như được phổ biến tới trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh đồng ý cho phép con em được dùng điện thoại để giải trí, học tập và không phải ai cũng kiểm soát được nội dung. Việc hình ảnh sách sai nguyên tác như trên không chỉ ảnh hưởng tới học sinh mà còn tác động xấu đến những trẻ sử dụng MXH. Khi các con vô tình lướt gặp các bài viết này và có thể đọc rồi vì chưa ý thức, phân biệt được nên đã “ngấm” luôn những cái sai là điều hết sức đáng lo. Thậm chí thuộc vô thức theo dạng "tắm ngôn ngữ", học tiềm thức qua hình ảnh. Đây có thể nói là chiêu thức thâm độc, chống phá tư duy thế hệ trẻ nước nhà và sẽ gây hậu quả nặng nề, có thể dẫn đến những hành vi sai trái. Rất cần có những chế tài xử phạt hành vi này.

Phụ huynh 'đau đầu' vì những xuyên tạc trên MXH khi dạy con

Có rất nhiều ý kiến bình luận cho rằng nội dung của bài viết chia sẻ này mang ý nghĩa xấu khi dạy trẻ con nói dối, định hướng sai, biên soạn sai lỗi chính tả, nội dung chống phá…không phù hợp để đưa vào sách giáo khoa.

Ngoài ra, nhiều ngữ liệu văn học khác cũng bị các trang mạng chia sẻ để phê phán sách giáo khoa hiện hành. Tuy các sách này không còn được lưu hành nhưng cơ quan chức năng cũng cần bắt tay vào cuộc ngay để xử phạt những đối tượng nêu trên.

(VP thường trú Đài Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chính thức thông tin về phương án xử lý với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do IDP tổ chức thi tại Việt Nam trong thời gian chưa được cấp phép.

Hôm nay là ngày thứ 9, cũng là ngày cuối cùng thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hạn cuối đăng ký dự thi là 17h ngày 10/5.

Chiều 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thuần - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội làm Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 3 năm nay, cả nước đã có hơn 1200 chương trình đào tạo đại học được kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do Bộ ban hành. Xây dựng văn hóa chất lượng là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT đặt ra với các trường Đại học. Kiểm định chất lượng được đánh giá là việc làm cốt lõi để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.