Ngăn chặn vi phạm tốc độ, giảm thiểu nguy cơ TNGT

Thời gian gần đây, tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến tốc độ trên các tuyến quốc lộ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan của người điều khiển phương tiện.

Hơn 10 năm công tác trong ngành cũng là từng ấy năm đại úy Nguyễn Văn Cảnh gắn liền với công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông. Với anh, những vụ tai nạn liên quan đến hành vi chạy quá tốc độ luôn là nỗi ám ảnh khó quên bởi hậu quả mà nó để lại.

Đại úy Nguyễn Văn Cảnh, Đội CSGT đường bộ số 9, Phòng CSGT, công an thành phố Hà Nội

Đại úy Nguyễn Văn Cảnh, Đội CSGT đường bộ số 9, Phòng CSGT, công an thành phố Hà Nội chia sẻ: "Tai nạn giao thông do vi phạm tốc độ hiện đang chiếm phần lớn. Va chạm bởi các phương tiện di chuyển với tốc độ lớn, lực va chạm lớn, hậu quả nặng nề. Tiếp xúc nhiều hiện trường nhiêu cũng để lại cho tôi không ít ám ảnh".

Hiện trường của nhiều vụ tai nạn giao thông do vi phạm tốc độ đã để lại không ít ám ảnh cho người xem.

Theo thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, vi phạm về tốc độ là một trong 5 nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông đặc biệt là những vụ tai nạn giao thông liên hoàn. Bởi việc điều khiển phương tiện lưu thông với tốc độ cao sẽ hạn chế khả năng phân tích, xử lý các tình huống xảy ra trên đường.

Để giảm thiểu những vụ tai nạn giao thông xuất phát từ vi phạm tốc độ, biện pháp hiện nay đang được lực lượng CSGT triển khai đó là đo tốc độ.

Lực lượng CSGT tiến hành đo tốc độ.

Tại một buổi làm việc của Đội CSGT đường bộ số 9 trên tuyến quốc lộ 32, đoạn qua địa phận huyện Hoài Đức, để việc xử lý được chính xác, minh bạch, tổ công tác chia thành các điểm trên dọc tuyến, kết hợp sử dụng máy bắn tốc độ chuyên dụng, ghi lại hình ảnh vi phạm. Nhờ đó, khi bị lực lượng chức năng xử lý, người dân sẽ cảm thấy “tâm phục khẩu phục”.

Với đặc thù mật độ giao thông ở khu vực ngoại thành thường thưa vắng, ít hệ thống đèn tín hiệu…, một số người dân vẫn còn tâm lý chủ quan khi tham gia giao thông.

5 tháng đầu năm 2024, riêng Đội CSGT đường bộ số 9 đã xử phạt gần 590 trường hợp vi phạm tốc độ, bao gồm 346 ô tô, 236 mô tô… Theo nghị định 123 sửa đổi bổ sung, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chạy quá tốc độ cho phép của mô tô, xe máy lên tới 5 triệu đồng, đối với ô tô là 12 triệu, ngoài ra còn tước GPLX và có thể chịu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn.

5 tháng đầu năm 2024, riêng Đội CSGT đường bộ số 9 đã xử phạt gần 590 trường hợp vi phạm tốc độ.

Tuy nhiên, dù là biện pháp hay hình thức xử lý nào của lực lượng chức năng vẫn chỉ mang tính phòng ngừa, để giảm thiểu TNGT liên quan đến tốc độ thì ý thức tuân thủ chấp hành luật của mỗi người mới là điều kiện tiên quyết../.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.

Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.

Từ ngày 1/1/2025, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Thời gian này lực lượng Công an đã và đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.