Ngăn đầu cơ từ việc siết đấu giá đất
Cụ thể, UBND Thành phố yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền theo quy định gây nhiễu loạn thị trường.
Danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng chỉ đạo các sở, ngành hướng dẫn UBND các quận, huyện thị xã có biện pháp ngăn chặn các trường hợp vi phạm không được tiếp tục tham gia đấu giá.
Nhận định về vấn đề này, Ths. Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia pháp lý bất động sản cho biết, việc trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc không phải tội phạm, không phải hành vi phạm pháp. Nhưng có thể là dấu hiệu nhận biết ban đầu của một tội phạm hoặc một hành vi phạm pháp khác.
Bản chất công cụ đấu giá đất nền là tạo chỗ ở cho người dân do gia tăng dân số tự nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc đấu giá đất thời gian qua, người trúng đấu giá chủ yếu không phải là người dân địa phương. Công cụ đấu giá đất nền bởi vậy đã biến tướng, trở thành cuộc chơi của các nhà đầu tư không có nhu cầu ở thực mà chủ yếu tham gia đấu giá để rồi gần như lập tức sang tên, kiếm lời.
Để ngăn chặn đầu cơ đất đai, nhiều ý kiến kiến nghị, cần quy định thời gian ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng đất sau khi trúng đấu giá.
Ông Lê Hồng Phúc, Trưởng Phòng Quản Lý Và Phát Triển Quỹ Đất Huyện Thanh Oai cho biết: “Hạn chế thời gian chuyển nhượng, ví dụ các lô đất trúng đấu giá tối thiểu từ 2-3 năm mới được giao dịch, để đảm bảo khách hàng trúng đấu giá là những khách hàng có nhu cầu sử dụng đất, chứ không phải là khách hàng có nhu cầu đầu cơ, tích trữ”.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là giải pháp trong ngắn hạn, áp dụng cho trường hợp đấu giá đất nền. Về lâu dài, cần một giải pháp phổ quát, toàn diện, trong đó phải triển khai là đánh thuế bất động sản để chống đầu cơ.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.
Sáng 16/11, Đài Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển". Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, hướng đến mục tiêu lý tưởng "mọi người dân đều có nhà để ở".
25 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai hôm nay đã được đưa ra đấu giá. Không còn cảnh đông kỷ lục như cách đây hơn 3 tháng, nhưng giá trúng vẫn khiến nhiều người phải giật mình. 2 lô đất có giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m2.
Sáng nay, 16/11, Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.
Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.
0