Ngân hàng giải ngân vốn cuối năm như thế nào?
Như vậy, tín dụng đã có sự bứt tốc khá nhanh kể từ quý III và dự báo sẽ về đích đã đặt ra. Trong bối cảnh nền kinh tế đang bước vào mùa kinh doanh cuối năm 2024, Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các ngân hàng thương mại, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn.
9 tháng đầu năm 2024, tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội tăng trưởng 13,5% so với năm 2023, đây là mức tăng tốt so với thị trường. Trong những tháng cuối năm, ngân hàng này đã triển khai hàng loạt các giải pháp tín dụng như đưa ra gói vay lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức giải ngân lên tới 90% nhu cầu vốn, trong đó dòng vốn ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội, cho biết: “Ngân hàng trong thời gian vừa qua cũng đã tối ưu các chi phí hoạt động để đảm bảo được hiệu quả và giữ được mặt bằng lãi suất cho vay thấp như hiện nay. Với mặt bằng lãi suất như hiện nay, khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp đối với tín dụng không ảnh hưởng lớn về mặt chi phí tài chính, bởi lãi suất bây giờ đã thấp nhất từ trước đến nay”.
Ở chiều ngược lại, đây cũng là thời điểm nhu cầu vay vốn để nhập khẩu hàng hoá, phát triển hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp phục vụ cho dịp cuối năm và Tết Nguyên Đán tăng cao.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo điều chỉnh tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các ngân hàng đạt từ 80% chỉ tiêu.
Theo các chuyên gia, điều này sẽ tăng cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng tăng rủi ro nợ xấu cho ngân hàng. PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nhận định: “Một vấn đề quan trong đối với ngân hàng đó là vấn đề nợ xấu, đây là rào cản lớn nhất đối với hoạt động của ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước luôn đề ra chủ trương rất đúng, nhưng vấn đề thực thi, triển khai như thế nào phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể đối với từng ngân hàng”.
Theo chuyên gia, tín dụng sẽ tăng mạnh trong quý IV năm nay, đặc biệt là trong các lĩnh vực như sản xuất, tiêu dùng và bất động sản. Bởi nhu cầu vốn không chỉ đến từ các khoản vay cũ mà còn đến từ các khoản vay mới phát sinh.
Ước tính, trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm khoảng 667 nghìn tỷ đồng vốn được bơm vào nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng 15% trong năm nay.
Trong phiên giao dịch ngày 7/1, áp lực bán thấy rõ trong phiên chiều khiến chỉ số VN-Index có lúc giảm tới hơn 3 điểm. Tuy nhiên, cuối phiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến cho chỉ số hồi phục về tham chiếu và tăng nhẹ.
Tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.
Sau 5 phiên tăng liên tiếp, giá dầu thế giới hôm nay (7/1) quay đầu giảm khi chịu tác động bởi một số tin tức kinh tế không lạc quan từ Mỹ và Đức. Đồng thời, dự báo nguồn cung dồi dào và đồng USD mạnh lên cũng gây sức ép lên giá dầu.
Theo thống kê của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSD), đến cuối 2024, thị trường chứng khoán có gần 9,3 triệu tài khoản, trong đó mở mới thêm 2 triệu tài khoản.
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024. Trong đó, một số nhà băng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh, đạt mức cao kỷ lục.
Với diện tích trên 7.800 ha trồng bưởi, cây bưởi đang trở thành một trong những loại cây ăn quả chủ lực của Hà Nội, đem lại thu nhập ổn định và góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho nông dân ngoại thành Hà Nội.
0