Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về tăng trưởng tín dụng

Nội dung này được đề cập tại Công điện số 18 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát và có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, lãi suất năm 2024 hiệu quả, khả thi, kịp thời hơn nữa, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm.

Trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về tăng trưởng tín dụng

Thực hiện ngay các giải pháp điều hành để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất trong hơn hai tuần vào phiên 2/1 nhờ hoạt động mua vào tài sản an toàn, trong bối cảnh thị trường chờ đợi định hướng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và những tác động tiềm tàng từ các chính sách thuế quan thương mại do Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất.

VN-Index mở cửa phiên chiều không mấy thuận lợi khi áp lực bán tiếp tục gia tăng về cuối phiên, khiến chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng giảm từ cuối năm 2024, trong khi đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm sau khi số liệu kinh tế cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định.

Tại Tọa đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" tổ chức sáng 3/1, nhận định về tiềm năng phát triển của nền kinh tế trong năm 2025, các chuyên gia dự báo ở mức 6,5%, song cũng nhấn mạnh nếu tận dụng được chính sách thương mại mới để nâng vị thế cạnh tranh toàn cầu, tăng trưởng của Việt Nam có thể bứt tốc đáng kể.

Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, được nhiều doanh nghiệp FDI chú trọng, coi là xu thế tất yếu.

Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững là hai yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài, đồng thời đưa thương hiệu đến gần hơn với nhà đầu tư và cộng đồng. Đây là chủ đề chính của diễn đàn “Đổi mới để vươn mình: Hành trình hơn 3 thập kỷ của doanh nghiệp thành phố”.