Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng miếng
Khi được hỏi về nhu cầu tham gia đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước, một trong 38 doanh nghiệp kinh doanh vàng trên thị trường hiện nay cho biết, họ không mặn mà bởi đặc thù kinh doanh là mặt hàng trang sức nên không có nhu cầu tích trữ lượng vàng miếng cao như vậy.
Bà Phạm Thị Thanh Huyền - Quản lý kinh doanh miền Bắc, Công ty TNHH Vàng Bạc Đá quý Huy Thành cho biết: "Doanh nghiệp chúng tôi không quá quan tâm đến việc kinh doanh về vàng miếng bởi định hướng khách hàng của chúng tôi là những người quan tâm các sản phẩm thời trang, cho nên nhu cầu tích trữ vàng miếng vẫn có nhưng không cao so với doanh nghiệp chúng tôi".
Theo giới chuyên môn phân tích, tại thời điểm đấu giá ngày 23/4, giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce, nên giá vàng trong nước lúc này là 80,6 triệu đồng/lượng. Thế nên, việc đấu thầu với mức giá khởi điểm là 81,3 triệu đồng/lượng đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước công nhận đây là giá thị trường, đi ngược lại hoàn toàn mục tiêu kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Trong khi, đơn vị trúng thầu giá phải cao hơn giá sàn thì có rủi ro lớn và sẽ bị lỗ.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã không tuân thủ đúng nguyên tắc đấu thầu khi công bố giá đặt cọc, tham chiếu là 80,7 triệu đồng/lượng, nhưng trước khi đấu thầu lại nâng giá sàn (tối thiểu) lên 81,3 triệu đồng/lượng. Mục tiêu của đấu thầu vàng là để tăng nguồn cung vàng cho thị trường, giảm chênh lệch giá SJC với giá thế giới nhưng sau khi đấu thầu xong, giá SJC vẫn có thời điểm tăng thêm gần 2 triệu đồng/lượng. Đồng nghĩa với việc, sau ba phiên đấu thầu dự kiến, một phiên đấu thầu thành công với 1/5 lượng vàng trúng thầu, mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra vẫn chưa có tác động lên thị trường.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0