Ngân hàng phát hành hơn 136.000 tỷ đồng trái phiếu

Từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trên thị trường sơ cấp đạt 240.000 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp quy mô lưu hành đạt 1,21 triệu tỷ đồng.

Trong đó, trái phiếu ngân hàng đạt 136.500 tỷ đồng, chiếm 68% tổng giá trị phát hành; trái phiếu bất động sản đạt 43.200 tỷ đồng, chiếm 21,54%. 7 tháng năm 2024, đã có 183 đợt phát hành TPDN riêng lẻ thành công với khối lượng 174.760 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp bất động sản được tháo gỡ về mặt pháp lý đã phát hành mới trái phiếu. Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng, nước sạch, xử lý rác thải... đang có kế hoạch phát hành trái phiếu với kỳ hạn lên tới 10 - 20 năm. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường TPDN đang dần có chiều sâu và đúng bản chất là kênh huy động vốn trung - dài hạn.

Đánh giá tại Hội thảo "Phát triển thị trường TPDN hướng tới chuyên nghiệp, bền vững" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 16/8, các chuyên gia nhận định, trong các nhóm ngành, ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu nhiều nhất trong thời gian tới.

Hội thảo "Phát triển thị trường TPDN hướng tới chuyên nghiệp, bền vững".

Thời gian tới, để thị trường tiếp tục phát triển bền vững, các chuyên gia kiến nghị cần sớm cải cách thủ tục, rút gọn thời gian cấp phép để tạo điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng, bổ sung các chính sách khuyến khích định hạng tín nhiệm, đồng thời triển khai các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và năng lực quản lý và giám sát thị trường.

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bền vững, chuyên nghiệp là chủ trương lớn của Chính phủ. Theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, đến năm 2030, mục tiêu dư nợ thị trường TPDN đạt tối thiểu 20% GDP vào năm 2025 và 25% vào năm 2030. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại nhóm ba ngân hàng lớn gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV vào cuối tháng 9 ở mức 175.596 tỷ đồng, giảm 40% so với quý liền trước, tuy nhiên vẫn tăng so với đầu năm.

Thị trường chứng khoán trong nước ngày 1/11 đã chứng kiến một phiên giao dịch đầu tháng, cuối tuần giảm đột ngột, về sát mốc 1.250 điểm.

Giá vàng hôm nay 1/11 đồng loạt rơi thẳng đứng do giá vàng thế giới đảo chiều giảm mạnh. Vàng miếng giảm nửa triệu đồng, còn giá vàng nhẫn hạ 300.000 đồng/lượng.

Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: Tính đến thời điểm này, tới 80% công việc của ngành ngân hàng được xử lý trên kênh số, khoảng 66% số lượng giao dịch được thực hiện trên kênh số, thậm chí có nơi số hóa đạt tới 95%.

Sau khi đạt mức cao kỷ lục 2.790 USd/ounce, giá vàng thế giới ngày 1/11 đã bất ngờ quay đầu lao dốc. Trong khi đó, giá vàng trong nước vẫn giữ mốc cao kỷ lục trong lịch sử.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước ngày 31/10 tăng mạnh lên 90 triệu đồng/lượng.