Ngăn ngừa thông tin tiêu cực, lành mạnh hóa không gian mạng

Sáng 12/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành phiên họp.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đại biểu Châu Quỳnh Giao đề cập tới vấn đề làm thế nào để xử lý dứt điểm hoạt động mê tín dị đoan trên không gian mạng? Đại biểu Châu Quỳnh Giao - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang đặt câu hỏi: “Luật An ninh mạng đã nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để tuyên truyền mê tín dị đoan, song hiện nay tình trạng bói toán trên mạng rất nhiều, gây nhiều hệ lụy. Bộ trưởng có giải pháp căn cơ nào để xử lý dứt điểm tình trạng hoạt động mê tín dị đoan trên không gian mạng?".

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải vào cuộc xác định hành vi có phải là mê tín dị đoan theo quy định hiện hành để xử lý hành vi này. “Khi xác định hành vi rồi mà cần xác định danh tính, hoặc cần ngăn chặn thì cần phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông. Chúng tôi làm cái này rất nhanh. Chúng ta đã có quy chế, có phối hợp và đã có công cụ để xử lý”, ông Hùng nêu.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, khi có tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan bằng văn bản, bằng lời, bằng hình ảnh thì căn cứ vào đó, Bộ Thông tin và Truyền thông có những công cụ để rà quét.

“Hiện nay các doanh nghiệp số của Việt Nam đã phát triển được công cụ phần mềm mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi, xem những cái hoạt động này có phải mê tín dị đoan không, để báo sang Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xử lý”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh giải pháp xử lý mạnh tay đối với các đối tượng mê tín dị đoan này, trong đó có biện pháp xử lý hành chính, xử lý dân sự, thậm chí xử lý hình sự nếu vi phạm nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng.

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi tại phiên chất vấn sáng 12/11 là cần làm rõ giải pháp xử lý tình trạng quảng cáo không đúng sự thật trên các nền tảng mạng xã hội, gây nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, chất vấn: Trong giai đoạn bùng nổ thông tin, với sự hỗ trợ của các nền tảng mạng xã hội có tính năng chia sẻ cao, hiện tượng người người làm báo, nhà nhà làm báo để làm kênh riêng đưa lên mạng, kèm theo quảng cáo, có nhiều nội dung giật gân phản cảm, sai sự thật, làm nhiễu loạn thông tin, gây bức xúc trong dư luận, nhiều nội dung quảng cáo sai sự thật, trái thuần phong mỹ tục, vi phạm bản quyền. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết giải pháp chấn chỉnh tình trạng này, đồng thời có giải pháp nào để nâng cao vai trò của báo chí chính thống, cách mạng để làm tốt vai trò định hướng, tuyên truyền?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi mạng xã hội ra đời, có thể nói là “lấy mất nghề của báo chí”. Nghề báo chí trong nhiều năm nay tập trung vào đưa tin, nhưng mạng xã hội hiện nay đưa tin nhanh hơn, mạng xã hội có hàng chục triệu “phóng viên” mà không mất tiền, họ ở khắp mọi nơi.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí muốn giữ vững “trận địa” của mình, phải làm khác mạng xã hội, quay về những giá trị cốt lõi của báo chí, tin xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp. Thay vì bình luận thì đưa ra giải pháp, thay vì đưa tin thì kể câu chuyện dẫn dắt định hướng xã hội.

Trước đây, báo chí trong không gian thực là lực lượng chủ đạo, bây giờ lên không gian mạng, có thể về mặt số lượng không chủ đạo nhưng những thông tin từ báo chí phải định hướng được dòng chảy chính trên không gian mạng, chất lượng ở cả tin tức và nội dung.

Theo ông, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam đã xác định đây là định hướng chính để xác định lại vị trí, vai trò của báo chí cách mạng. “Chúng tôi xác định cách tốt nhất để cạnh tranh với mạng xã hội là làm khác mạng xã hội và quay về với giá trị cốt lõi của mình. Sử dụng công nghệ của mạng xã hội để làm báo và coi mạng xã hội là môi trường để xuất hiện”, ông Hùng bày tỏ.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh việc xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh và hiệu quả cho không gian mạng là một nhiệm vụ cấp bách và đòi hỏi sự nỗ lực của cả xã hội. Về giải pháp khắc phục, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sẽ hoàn thiện quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ trên Internet và thông tin trên mạng. Đồng thời tiến hành bổ sung quy định yêu cầu các nền tảng phải định danh các tài khoản livestream quảng cáo và phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định về quảng cáo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 với nhiều nội dung quan trọng, bao gồm việc xem xét sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2023 - 2025 tại 12 tỉnh, thành phố lớn.

Sáng nay (14/11), Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Vào lúc 15 giờ ngày 13/11 (theo giờ địa phương), Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hoà Peru tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro ở thủ đô Lima.

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 (theo giờ địa phương), hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu toàn văn tuyên bố chung:

Công an huyện Lục Nam (Bắc Giang) cho biết vụ nổ tại gia đình anh Bế Văn C (sinh năm 1991, trú tại thôn Đồng Mận, xã Vô Tranh) làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng.

Đánh giá cán bộ, công chức Hà Nội đang quá tải với khối lượng lớn công việc, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.930 tỷ đồng/năm để chi thu nhập tăng thêm cho đối tượng này.