Ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn
Sau một thời gian gián đoạn vì dịch bệnh, Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa (Monsoon Music Festival 2023) vừa được tổ chức trở lại với nhiều buổi trình diễn ấn tượng, đem âm nhạc tới mọi góc phố Hà Nội với nhiều không gian khác nhau. Song một lễ hội âm nhạc có thương hiệu, có nhiều đóng góp vào nền công nghiệp âm nhạc nói riêng và công nghiệp văn hóa nói chung như vậy nhưng chỉ được cấp phép rất sát ngày tổ chức.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết: "Cần phải coi đây là một trong những hoạt động trọng tâm phát triển âm nhạc gọi là tầm cỡ quốc tế, mặt khác tạo ra sự lan tỏa trong công chúng và những hoạt động này phải tạo ra giá trị thặng dư từ âm nhạc. Tôi nghĩ mỗi người chung tay một chút làm đúng chức năng nghiệm vụ của mình thì các hoạt động triển khai nhanh hơn, còn nếu bị chậm sẽ bị lỡ nhịp và khiến những nhà sản xuất nản lòng".
Theo các chuyên gia lễ hội âm nhạc, sự kiện âm nhạc quốc tế tại Việt Nam gắn liền với công nghiệp âm nhạc và có thể mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Sự kiện của nhóm nhạc Hàn Quốc đến Việt Nam là một ví dụ, để lễ hội âm nhạc tồn tại và phát triển lâu dài và trở thành thương hiệu của một địa phương thậm chí của một quốc gia, cần sự quan tâm và hỗ trợ từ phía chính quyền.
Nghệ sĩ Quốc Trung cho biết: "Cái khó nhất là thời gian, chúng ta chưa hiểu quy trình sáng tạo ấy đòi hỏi khoảng thời gian như thế nào nên từ việc sản xuất nội dung, nghệ sĩ chuẩn bị rồi quản lý, phát hành hay truyền thông tôi nhận thấy tất cả đều chưa đủ thời gian".
Nút thắt về cơ chế chính sách vẫn là trăn trở khi các ngành công nghiệp văn hóa nói chung và công nghiệp âm nhạc nói riêng chưa được nằm trong diện ưu tiên đầu tư.
Bà Thảo Nghiêm – Giám đốc Marketing Small World Music/ Founder WMIN cho biết: "Trước mắt phải khẳng định làm lễ hội âm nhạc thì 99.9% là lỗ, mỗi khi làm phải là cho ra, không phải làm cái mình muốn mà phải làm cho khán giả".
Một tín hiệu vui, TP. Đà Lạt vừa được gia nhập mạng lưới thành phố sáng tạo về âm nhạc của UNESCO. Các chuyên gia kỳ vọng với việc thực hiện các cam kết phát triển âm nhạc từ TP. Đà Lạt sẽ có những chính sách cụ thể được xây dựng và lan tỏa để công nghiệp âm nhạc phát triển.
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.
Nhiều ngày qua, ê-kíp chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Khúc quân hành vang mãi non sông” và các nghệ sĩ đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, với mong muốn mang tới cho khán giả một đêm nhạc đầy hào hùng và cảm xúc vào tối ngày 22/12.
Tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong âm nhạc trong năm nay, Hoàng Dũng cho ra mắt MV mới mang tên “Cuối tuần (1825)”.
0