Ngành công nghiệp bán dẫn - cơ hội và tương lai cho Việt Nam| Thủ đô và thế giới | 17/02/2024

Chất bán dẫn là xương sống của nền kinh tế kỹ thuật số, đặc biệt trong sản xuất chip điện tử, hoạt động dựa vào cơ chế bật, tắt để tạo ra tín hiệu của các thiết bị và linh kiện điện tử. Việt Nam có gần 80 loại hình khoáng sản và hơn 500 điểm mỏ đã được phát hiện, là quốc gia đang trên đà phát triển, đây là những yếu tố rất quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, để phát triển lĩnh vực này thì Việt Nam cần phải đầu tư như thế nào?

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với những thế mạnh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng số ngày càng phát triển, lực lượng lao động trẻ dồi dào..., ngành công nghệ ở Việt Nam đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Những câu chuyện phát triển thu hút các dự án công nghệ ở các nước và những vấn đề thu hút các dự án công nghệ, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo vào Việt Nam hiện nay là những nội dung sẽ được đề cập trong chương trình.

Cầu Long Biên, cây cầu mang ý nghĩa lịch sử, biểu tượng của kiến trúc Pháp thời thuộc địa, gắn bó thân thuộc với người Hà Nội hơn 100 năm qua. Những năm gần đây, cầu Long Biên đã xuống cấp. Pháp vừa công bố viện trợ cho Hà Nội để bảo tồn cây cầu này.

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan đã được tăng cường. Hà Lan xem Việt Nam là đối tác ưu tiên và chính sách thúc đẩy hợp tác với Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, thống nhất cao của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan. Hai nước đã có rất nhiều chuyến thăm, trao đổi đoàn giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, qua đó tạo cơ sở tăng cường quan hệ hữu nghị tin cậy và hợp tác tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.

Kể từ khi thiết lập quan hệ song phương đến nay, Việt Nam và Pháp luôn tạo dấu ấn trong quan hệ thương mại với những con số xuất khẩu ấn tượng. Đặc biệt, với việc EVFTA đi vào thực thi đã tạo đà cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sâu hơn vào khu vực châu Âu, trong đó có Pháp. Pháp luôn là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam trong khối EU, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo và chiếm khoảng 10% tỷ trọng trên tổng xuất khẩu hàng hóa sang EU.

Là nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, hơn 5 thập kỉ qua Australia và Việt Nam luôn phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, từ khi hai nước xây dựng quan hệ đối tác chiến lược năm 2018, quan hệ hợp tác chuyển sang giai đoạn mới toàn diện , thực chất hơn và đạt một số thành tựu nổi bật.

Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài FDI, đến nay dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã không ngừng tăng. Trong đó, EU là một trong những nhà đầu tư lớn và sớm có mặt ở Việt Nam. Góp phần vào thành công chung của Việt Nam trong thu hút FDI, có thể kể đến những nỗ lực và sự thay đổi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các địa phương, trong đó có Hà Nội.