Ngành điện gió ngoài khơi sẽ cần nhiều lao động

Theo Quy hoạch Điện 8 đã được phê duyệt, Việt Nam nâng công suất điện gió ngoài khơi từ mức 0 ở thời điểm năm 2023 lên 6 Giga oát vào năm 2030, tầm nhìn 70 - 91,5 Giga oát vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao cần được đặc biệt quan tâm.

Các chuyên gia cho rằng tiềm năng nhân lực của Việt Nam là rất lớn khi sở hữu hệ thống đào tạo chuyên ngành phù hợp từ các hệ đại học, cao đẳng. Lao động kỹ thuật lành nghề, có chuyên môn cao trong lĩnh vực sản xuất, đóng tàu và dầu khí cũng có thể đào tạo thêm để phục vụ cho ngành điện gió ngoài khơi.

Việt Nam có tiềm năng nhân lực lớn cho ngành điện gió ngoài khơi.

Để chủ động nguồn nhân lực, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) của Đan Mạch, một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, đã phối hợp với Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội, tổ chức hội thảo "Cơ hội nghề nghiệp ngành điện gió ngoài khơi", mô tả công việc chi tiết của trên 70 vị trí khác nhau với những kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ cần thiết, những chương trình đào tạo hỗ trợ nhân sự Việt Nam gia nhập ngành điện gió ngoài khơi. Sinh viên yêu thích ngành điện gió ngoài khơi có thể lựa chọn ngành học phù hợp với định hướng ngay từ ban đầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 31 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông. Nhiệt độ từ 24-30 độ.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành mùa mưa năm 2024. Theo kế hoạch này, Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS và cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia (bao gồm lĩnh vực thoát nước).

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án đi qua.

Ngày 8/5, lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tại các địa phương, đơn vị.