Ngành giáo dục ban hành Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023
Chỉ thị yêu cầu thủ trưởng các Sở GDĐT căn cứ các nhiệm vụ, giải pháp tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022-2023 ở địa phương và tổ chức triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm học; trong đó lưu ý các giải pháp chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.
Bộ cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan quản lý giáo dục các cấp; nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị được ban hành.
Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Cụ thể là:
Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo; Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành; Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo;
Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch, nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học; Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính;
Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục; Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua; Tăng cường công tác truyền thông giáo dục.
Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.
Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.
0