Ngành kim cương toàn cầu bị ảnh hưởng vì cấm vận Nga

Chỉ vài tuần sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm 2022, đại lý kim cương Thierry Tugendhaft có trụ sở tại thành phố Antwerp của Bỉ bắt đầu nhận được cuộc gọi từ các hãng kim hoàn lớn ở Paris yêu cầu ngừng cung cấp đá quý của Nga, liên quan đến lệnh cấm vận kinh tế của EU áp đặt chống Nga vì cuộc xung đột Ukraine.

Đại lý kim cương Thierry Tugendhaft không phải là đơn vị  duy nhất bị ảnh hưởng. Các công ty kim cương khác ở Antwerp, trung tâm buôn bán kim cương thô và cắt đá quý lớn nhất thế giới, được yêu cầu tránh nhập khẩu đá của Nga – một việc không hề dễ dàng khi Nga cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu toàn cầu.

Ông Tugendhaft, chủ công ty kim cương T. Diamonds BVBA: " Trước đây tôi từng nhập khoảng 50% kim cương thô từ Nga do chất lượng cao. Người mua chỉ cho tôi sáu tuần để tìm nguồn cung thay thế.  Công ty của tôi hiện cung cấp khoảng 80% kim cương từ Canada và phần còn lại từ các nước châu Phi, bao gồm Lesotho, Nam Phi và Botswana".

Ngành kim cương toàn cầu bị ảnh hưởng vì cấm vận Nga

Giờ đây, các cường quốc phương Tây muốn chính thức tẩy chay bằng lệnh cấm chính thức đối với đá của Nga. Mặc dù kim cương chỉ tạo ra một phần doanh thu từ dầu khí nhưng chúng vẫn mang lại cho Nga hơn 4 tỷ USD (3,76 tỷ euro) mỗi năm thông qua công ty nhà nước Alrosa, nhà sản xuất đá thô lớn nhất thế giới.

Bỉ dường như đã đi trước một bước. Thành phố cảng Antwerp đã là trung tâm kim cương từ thế kỷ 15, và mặc dù việc cắt đá quý hiện nay chủ yếu được gia công ở Ấn Độ, thành phố này vẫn thống trị hoạt động buôn bán đá thô và đá lớn.

Mỹ, Canada, Nhật Bản và EU đang cân nhắc các đề xuất khác nhau nhằm cấm đá của Nga trên thị trường của họ, do Bỉ, Ấn Độ, Pháp và Hội đồng Kim cương Thế giới đệ trình. Bỉ đã được EU yêu cầu soạn thảo một đề xuất và họ hy vọng sẽ duy trì được vị thế của Antwerp là trung tâm chính của thương mại kim cương thô.

Vấn đề chính trong việc cấm vận kim cương Nga từ thị trường phương Tây, vốn chiếm 70% nhu cầu trang sức kim cương toàn cầu, là làm thế nào để truy xuất nguồn gốc của đá. Ông Tugendhaft, người có 30 năm kinh doanh kim cương cho biết:  Khả năng truy xuất nguồn gốc đã khá tiên tiến, công ty sử dụng máy quét khí heli để tạo ra hình ảnh ba chiều ở mọi giai đoạn xử lý kim cương. Sau đó, chúng được đưa vào sổ blockchain cùng với ngày tháng và hóa đơn ghi lại mọi hoạt động trong quy trình sản xuất.

Việc này tiêu tốn một vài phần trăm doanh thu và ông nói rằng lệnh cấm hoàn toàn của phương Tây đối với đá quý của Nga không chỉ gây tốn kém cho ngành mà còn có thể mất thêm một năm nữa để thực hiện đầy đủ.

Ông Thierry Tugendhaft - Chủ sở hữu của T.Diamonds cho biết: "Phần lớn thế giới không quan tâm nhiều đến lệnh cấm đó. Ví dụ Trung Quốc, nước tiêu thụ kim cương lớn, hoàn toàn không quan tâm đến lệnh cấm. Ấn Độ, cũng là nước tiêu thụ kim cương lớn, họ cũng không quan tâm đến lệnh cấm. Họ không cần biết việc biết đá ở đâu ra. Và hầu hết người châu Á, không quan tâm đến điều đó. Vì vậy, họ sẽ mua và tiếp tục mua kim cương Nga. Nó có sẵn mà lại rẻ hơn một chút so với kim cương của nước khác. Vậy tại sao họ lại dừng lại?"

Thực tế của ngành kim cương thế giới cho thấy, lệnh cấm đối với kim cương Nga hầu như không thể thực hiện được và còn làm tăng thêm chi phí hoạt động, gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Châu Âu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) quyết định ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant ngày 21/11 với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, hàng loạt các quan chức Mỹ đã có những phản ứng trái chiều trước vấn đề này.

Tân Hoa xã hôm 21/11 đưa tin, Cục địa chất tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc xác nhận một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc.

Đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Đức xác nhận sẽ đề cử ông Olaf Scholz làm ứng cử viên thủ tướng vào ngày 25/11 tới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.

Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.

Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.