Ngành nông nghiệp ở Dải Gaza tê liệt do xung đột

Cuộc xung đột kéo dài chưa thấy hồi kết giữa quân đội Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza đã làm tê liệt sản xuất nông nghiệp của khu vực này.

Nông nghiệp địa phương tê liệt cũng làm giá lương thực ngày một tăng cao, khiến người dân tuyệt vọng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực.

Các cuộc không kích liên tiếp đã biến những mảnh đất màu mỡ tại Dải Gaza trở nên cằn cỗi, hoang tàn.

Những mảnh đất màu mỡ tại Dải Gaza trở nên cằn cỗi, hoang tàn.

Thậm chí, nhiều người di dời còn dựng lều tạm trên đất nông nghiệp, làm giảm thêm diện tích canh tác, dẫn đến giá ngũ cốc, trái cây và rau quả địa phương tăng vọt.

Tất cả những điều này đều làm trầm trọng thêm những khó khăn mà người dân Gaza phải đối mặt.

Nhiều người di dời còn dựng lều tạm trên đất nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp từng được coi là “xương sống” của nền kinh tế Gaza, cung cấp nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nông dân và đảm bảo chế độ tự cung tự cấp trong sản xuất lương thực.

Tuy nhiên, xung đột kéo dài chưa thấy hồi kết đã làm tê liệt ngành nông nghiệp của Gaza, khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại.

Xung đột kéo dài chưa thấy hồi kết đã làm tê liệt ngành nông nghiệp của Gaza.

Trong tháng 8, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) báo cáo rằng, hơn 57% diện tích đất canh tác của Gaza đã bị hư hại, 33% nhà kính bị phá hủy và cơ sở hạ tầng quan trọng đã bị thiệt hại đáng kể.

Các chuyên gia lo ngại những tác động này không chỉ là tạm thời mà sẽ còn để lại hậu quả lâu dài đối với sự phát triển nông nghiệp của Gaza và sức khỏe của người dân nơi đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.