Ngành y tế Thủ đô ứng trực mưa bão

Lãnh đạo Sở Y tế đã ứng trực chỉ huy 24/24, chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các tình huống khẩn cấp trước, trong và sau bão.

Ngay trong sáng 7/9, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra công tác đáp ứng y tế tại hai huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.

Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức đã xây dựng các phương án triển khai ứng phó với cơn bão số 3. Đơn vị đã đáp ứng công tác khám chữa bệnh, thường trực 24/24 giờ, kịp thời cấp cứu người bệnh tại bệnh viện và sẵn sàng cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu.

Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức cũng sẵn sàng nhân lực, vật tư, hóa chất, cơ số thuốc cấp cứu; đảm bảo trực cấp cứu thông suốt.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức. Ảnh: Báo Lao động.

Các trạm y tế xã, thị trấn và phòng khám đa khoa sẵn sàng tiếp nhận sơ cấp cứu ban đầu cho nạn nhân, đồng thời có kế hoạch vệ sinh môi trường, khử khuẩn, phòng chống dịch bệnh tại các khu vực ngập úng trước, trong vào sau bão.

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ hiện có 250 bệnh nhân đang nằm điều trị nội trú. Bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, đảm bảo công tác khám chữa bệnh, bố trí 100 giường dự phòng sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân.

Đoàn kiểm tra khu vực xúc rửa thiết bị chạy thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức. Ảnh: Báo Lao động.

Để chủ động phòng chống bão số 3, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập 3 đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị bệnh viện và trung tâm y tế 30 quận, huyện, thị xã.

Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đã phân công các kíp trực, 04 đội trực cấp cứu cơ động thường trực tại Trung tâm 24/24 giờ sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Trung tâm đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư hóa chất, phương tiện cấp cứu đáp ứng khi có tình huống xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ.

Trước diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, toàn ngành y tế Thủ đô sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến của mưa bão; bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh, nhân viên y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.