Ngát hương sen Tây Hồ
Sen Hồ Tây là giống sen bách diệp, theo từ điển Hán Nôm, bách diệp là hoa lá cành trùng điệp, nhiều lớp tốt tươi; còn gọi là sen trăm cánh. Sen có màu hồng tươi và có hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết. Chính vì hương thơm tinh tế ấy, mà sen Hồ Tây còn được sử dụng để ướp trà, tạo ra loại trà sen đặc sản, riêng có của đất Tràng An.
Mùa sen về, gió Hồ Tây mơn man, phảng phất hương sen thoang thoảng lan tỏa từ các đầm sen. Bình minh ló rạng, trên một nền lá sen xanh mướt mát, những búp sen tỉnh giấc vươn lên thắp sáng mặt hồ. Ven đầm, nhiều người đi tập thể dục dừng lại túm tụm đợi chiếc thuyền nhỏ chở đầy sen tươi cập bờ. Cái thú của người chơi sen, yêu sen Tây Hồ là được tự tay lựa những bông sen tươi rói, vẫn còn đọng những giọt sương long lanh trên búp.
Hà Nội mỗi tháng, mỗi mùa lại có một loài hoa đặc trưng, nhưng sen luôn có vị trí riêng trong tâm thức, đẹp mà sâu sắc, linh thiêng đến lạ. Sen trang trí trong phòng khách làm ấm cúng không gian gia đình. Sen có mặt ở sảnh các tòa nhà cơ quan, khách sạn như truyền thêm năng lượng cho một ngày mới.
Thư thái bên sen, thưởng thức một chén trà sen nóng hổi, nhắm mắt lại và tưởng tượng, chúng ta như đang lạc vào một thế giới tâm linh, thoang thoảng mùi trầm hương quyện với hương sen tinh khiết, tiếng chuông chùa ngân vang đâu đó, làm tâm hồn tĩnh lặng, khoan thai.
Trong đạo Phật, sen hội tụ tám đặc tính, đó là: không nhiễm, trừng thanh, kiên nhẫn, viên dung, thanh lương, hành trực, ngẩu không, bồng thực. Nhưng có một đặc tính nữa mà ít ai nhắc đến, đó là dâng hiến.
Mới sáng sớm, bó sen mua về, những bông hoa còn chúm nụ, thế mà chỉ sau một đêm, hoa đã nở bung, khoe hết sắc hồng tươi rói, để lộ gương sen như ruột gan chân tình với cuộc đời. Từng cánh sen rơi xuống, phủ quanh chiếc bình bằng sứ như một bức tranh sắp đặt hoàn mỹ. Sen đẹp và thơm khi còn chúm nụ, nhưng ngay cả khi nở và tàn, cái sắc, hương ấy vẫn tô điểm và thoang thoảng hương thơm quẩn quanh trong ngôi nhà bạn.
"Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Câu ca dao quen thuộc với mỗi người chúng ta. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Bùn có hôi tanh, nhưng nếu không có bùn đen nuôi dưỡng củ sen suốt ba mùa, thì làm sao sen có thể tồn tại và ngát hương khi mùa hạ đến?
Bởi vậy, tôi rất thích bức thư pháp ghi dòng chữ: "Có bùn thì mới có sen" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thiền sư lý giải rằng, khổ đau và hạnh phúc nương tựa vào nhau mà phát triển. Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.
Chiêm nghiệm cuộc sống này, tôi cũng ngộ ra rằng, con người trưởng thành cũng phải trải qua những hỷ nộ ái ố của cuộc đời thì mới cảm nhận và biết quý trọng hai từ hạnh phúc.
Chúng ta đang trong những ngày đếm ngược để đón chào giây phút giao thừa, đón chào năm mới Ất Tỵ. Với những người con xa quê, khoảng thời gian này là khoảng thời gian đong đầy cảm xúc.
Tháng Chạp – cái tên dường như gói gọn cả một miền thương nhớ.
Đối với một người, suy nghĩ trong những lúc lạc đường lại là cách ngắn nhất để tìm thấy chính mình. Bởi cuộc sống như một tấm bản đồ rộng lớn, với vô số những cung đường. Mỗi bước chân ta đi, mỗi ngã rẽ ta chọn đều dẫn đến một cuộc phiêu lưu mới.
Đêm ấy, có người trằn trọc mãi trên chiếc giường tre kẽo kẹt. Ngày mai, cô sẽ rời xa căn nhà chứa đựng biết bao kỷ niệm. Không biết nơi nhà mới, cô có được ấp ôm bởi tình làng nghĩa xóm, có được ru hời bởi chiếc võng thoi đưa, có được cười vui sướng bên giỏ đầy trứng vịt?
Tháng Chạp đang dần qua đi, với bao nhiêu cảm xúc mong chờ, trông ngóng, nhớ những ngày tháng Chạp xưa, nhớ cả những tia nắng cuối đông ấm áp, sưởi ấm lòng người trước lúc xuân sang…
Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng có những nỗi lo, những sự bận lòng, nhất là khi tuổi già ập đến. Nhưng cách đối diện và ứng xử với những nỗi lo ấy của mỗi người lại khác nhau.
0