Ngày 10/3, chính thức phân cấp đầu mối cấp phép bến thủy

Từ ngày 10/3, lĩnh vực quản lý xây dựng, công bố hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông có sự thay đổi so với trước.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2021 quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2024. Trong đó, nội dung đáng chú ý là phân cấp, thay đổi đầu mối cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận xây dựng bến thủy nội địa từ Sở Giao thông vận tải về Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Theo quy định mới, đối với bến thủy, nghị định mới cũng phân cấp UBND cấp huyện (thay cho Sở GTVT) thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời, quy định rõ trình tự thủ tục, thời gian giải quyết thủ tục đối với các cơ quan liên quan.

Theo quy định, các cảng, bến thủy sau khi hoàn thành xây dựng và trước khi đưa vào khai thác, chủ cảng, bến phải nộp hồ sơ đề nghị (có thể qua bưu chính hoặc trực tuyến) được cơ quan quản lý nhà nước (có thẩm quyền thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng) công bố hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc UBND cấp huyện là đầu mối cấp phép hoạt động đối với bến thủy trên đường thủy quốc gia, đường thủy địa phương thuộc địa bàn quản lý.

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, quy định mới nhằm thực hiện phân cấp thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính trên từ Sở GTVT về UBND cấp huyện và không gây phát sinh thủ tục hành chính mới. Việc phân cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng, khai thác bến thuỷ nội địa, bến khách ngang sông; giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 15/5, phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và xem xét nhiều Nghị quyết quan trọng.

Sáng 15/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã đề cập đến các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Hiện cả nước có 214 trung tâm đăng kiểm mở nhận lịch hẹn đăng kiểm trên app. Trong đó, Hà Nội có 24 đơn vị, Thành phố Hồ Chí Minh có 17 đơn vị.

Ngày 14/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản kiến nghị Chính phủ lựa chọn phương án mở rộng cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Long Thành lên 10 làn xe.

Hệ thống cân tự động sẽ được lắp đặt trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, dữ liệu từ các trạm cân được lực lượng chức năng dùng để xử phạt nguội hành vi chở quá tải.

Triển khai Kế hoạch số 172/KH-CAHN, Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội thành lập 5 tổ công tác liên quân, tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.