Ngày 30 Tết của những người thầy thuốc

Trước thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, dù ai đi làm ăn, công tác hay học tập ở bất cứ nơi đâu, dù bận trăm công nghìn việc nhưng đều cố gắng thu xếp công việc để được sum họp cùng gia đình, người thân ở nhà. Tuy nhiên, tại các bệnh viện, nhất là những Bệnh viện tuyến cuối, dường như Tết lại tất bật hơn ngày thường.

Ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có một khoa đặc biệt mà ở đó bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc rất đặc biệt, đó là Khoa Sơ sinh, chăm sóc những em bé sinh non, thiếu tháng. Khoa sơ sinh có khoảng 80 trẻ sinh non, nhẹ cân. Vào những ngày Tết, số trẻ ở khoa không hề giảm đi, thậm chí còn có thể tăng lên vì việc sinh nở không thể dừng được, có những mẹ bầu do làm việc vất vả, căng thẳng ngày Tết mà sinh sớm. Những em bé này đều cần sự chăm sóc đặc biệt nên các bác sĩ, điều dưỡng đều phải túc trực 24/24h, kể cả ngày Tết. Ngày Tết, bố mẹ các bé đều về nhà ăn Tết nên các bác sĩ vẫn nói với các con ở lại đây thành người thân đón Tết cùng các bác. Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hương – công tác ở Khoa sơ sinh là từng đó năm chị ở bên những “đứa con” đặc biệt của mình trong những ngày Tết.

Vào ngày 30 Tết, các y bác sỹ và điều dưỡng vẫn luôn túc trực chăm sóc các bé sơ sinh.

Còn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt năm nào cũng tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân cấp cứu dịp tết. Để đảm bảo công tác khám chữa bệnh, cấp cứu trong dịp Tết, Bệnh viện Việt Đức đã lên kế hoạch trực 4 cấp. Cùng đó, bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng 2 tua trực cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cấp cứu khi cần. Bệnh viện Việt Đức cũng đã lên kế hoạch chuẩn bị chăm lo đời sống, động viên những người bệnh phải ở lại điều trị dịp Tết; quan tâm đến y bác sĩ làm nhiệm vụ trong những ngày Tết. Nhiều năm đồng hành cùng người bệnh trong dịp Tết, Bác sĩ chuyên khoa 2 Đặng Thị Thanh Huyền – Phó Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng – Tầng sinh môn Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: mỗi một năm trực Tết đều để lại trong chị nhiều cảm xúc vui buồn đan xen. Với bệnh nhân họa hoằn lắm cũng chỉ phải đón giao thừa ở bệnh viện một vài lần trong đời nhưng với các y, bác sĩ thì gần như đã là chuyện thường xuyên.

Công việc thường nhật, công việc thường quy - đó là câu trả lời của những người thầy thuốc khi họ đón Tết ở bệnh viện. Những người mang trên mình chiếc áo Blouse trắng đã tạm gác lại niềm vui đoàn viên bên gia đình để cứu chữa cho người bệnh. Chia sẻ với những vất cả của đội ngũ y bác sỹ trên mọi miền tổ quốc trong dịp Tết Nguyên đán, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn bày tỏ sự cảm ơn tới các y bác sỹ đã cống hiến thầm lặng, đã tạm gác lại những tình cảm cá nhân của bản thân trong thời khắc Tết đến, Xuân về để túc trực 24/24 đảm bảo mọi người bệnh đều được tiếp nhận điều trị và cứu chữa".

Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Khoa sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (bên trái)

Năm Quý Mão đã dần trôi về phía cũ. Thế nhưng thời điểm này trên khắp mọi miền trên cả nước, hàng trăm nghìn y bác sĩ, nhân viên y tế không ở nhà đón giây phút thiêng liêng chuyển giao năm cũ sang năm mới cùng gia đình mà họ đang tất bật đi lại ở các phòng bệnh, phòng đẻ, phòng mổ, phòng cấp cứu, khu vực hồi sức để làm nhiệm vụ của người thầy thuốc. Với họ chỉ mong sao trong năm mới, mọi bệnh nhân đến bệnh viện đều nhanh chóng khỏi bệnh về nhà khỏe mạnh. Chúng ta cùng ước nguyện "bình an" cho cả nhân viên y tế lẫn bệnh nhân trong năm mới Giáp Thìn. Bởi khi người dân khỏe mạnh thì gánh nặng cho các y bác sĩ cũng được giảm đi và họ sẽ thêm thời gian sum vầy cùng gia đình trong những ngày Tết./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.