Ngày 9/8, Metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ vận hành thương mại | Hà Nội tin mỗi chiều
Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, đơn vị vừa có văn bản đề xuất UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch tổ chức sự kiện lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội vào ngày 9/8 tới đây.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với cảnh sát giao thông và các đơn vị liên quan thống nhất phương án tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông trong thời gian chuẩn bị mặt bằng (ngày 7 và 8/8/2024) và trong buổi lễ vận hành thương mại (ngày 9/8/2024); có phương án hướng dẫn phương tiện tại khu vực tổ chức lễ vận hành thương mại, phối hợp với UBND các quận liên quan bố trí mặt bằng, sắp xếp vị trí đỗ xe, hướng dẫn các phương tiện ra vào khu vực tổ chức đảm bảo an toàn, thuận lợi.
UBND các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa tổ chức dọn dẹp, vệ sinh môi trường, phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cho buổi lễ vận hành.
Vào cuối tháng 7 vừa qua, tại ga S9 - Kim Mã, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cùng tư vấn và nhà thầu đã khởi công khoan hầm cho đoạn đi ngầm của dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội.
Trên toàn tuyến đào ngầm có 6 tòa nhà phải phá dỡ, 42 tòa nhà người dân phải tạm cư một tháng. Hiện Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã hoàn thành trả chi phí đền bù, tạm cư cho các hộ dân. Tất cả hộ dân đã ký biên bản thỏa thuận và cam kết bàn giao nhà theo kế hoạch thi công.
Dự án đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (Metro Nhổn - ga Hà Nội) được phê duyệt lần đầu tiên năm 2006, do UBND thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.
Tuyến đường sắt dài 12,5 km với 12 ga, trong đó có 8,5 km đi trên cao, 4 km đi ngầm. Theo quyết định phê duyệt dự án, Hà Nội dự kiến khởi công năm 2006 để hoàn thành năm 2010. Tuy nhiên, phải tới tháng 9/2010 dự án mới chính thức được khởi công và tiến độ được lùi tới năm 2015.
Metro Nhổn - ga Hà Nội được thực hiện trong bối cảnh thành phố Hà Nội chưa từng có kinh nghiệm nào về đầu tư, xây dựng đường sắt đô thị. Bởi vậy, dự án đã gặp muôn vàn khó khăn, từ giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế, huy động nguồn vốn.
Metro Nhổn - ga Hà Nội liên tục phải lùi mốc hoàn thành lần lượt sang các năm 2016, 2017 và 2018. Đến năm 2019, Hà Nội quyết định tách phần trên cao khai thác trước vào cuối năm 2021, đoạn đi ngầm hoàn thành cuối năm 2022. Nhưng đến cuối năm 2021, dự án vẫn gặp vướng mắc do gói thầu CP05 (công trình kiến trúc Depot) chậm bàn giao mặt bằng khiến nhà thầu không thể thi công.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến việc sản xuất, vận chuyển thiết bị, huy động chuyên gia sang để thi công bị chậm trễ và còn hàng loạt vướng mắc khác. Mốc thời gian tiếp theo được đưa ra là cuối năm 2022 đưa vào khai thác đoạn trên cao từ Nhổn – về ga S8 Cầu Giấy dài 8,5 km, đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào năm 2027.
Thời gian qua, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã gấp rút hoàn thiện các thủ tục để có thể đưa đoạn trên cao vào khai thác. 10 đoàn tàu của dự án đã được cấp tem đăng kiểm vào ngày 5/6. Tư vấn đánh giá an toàn đã cấp chứng nhận an toàn hệ thống vào ngày 10/7. Giấy chứng nhận môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 29/7. Cục PCCC&CNCH cũng đã công nhận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy của công trình.
Ngày 30/7, đoạn trên cao của dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đã chính thức được cấp chứng nhận an toàn hệ thống, chứng nhận xác nhận tuyến đường sắt đô thị được thiết kế, xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quản lý an toàn và đủ điều kiện an toàn vận hành.
Khi đi vào vận hành chính thức, tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội sẽ cung cấp một phương tiện giao thông công cộng hiện đại, nhanh chóng và thân thiện với môi trường, giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, đồng thời kết nối các khu vực đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và du lịch. Khi đoạn trên cao đi vào hoạt động, dự kiến mỗi lượt tàu sẽ chuyên chở khoảng 1.000 hành khách, mỗi giờ tàu chở được hơn 8.000 lượt khách/chiều.
Ông Lưu Trung Dũng, Phó Trưởng Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội nhấn mạnh việc hoàn thành và đưa vào sử dụng đoạn trên cao Metro Nhổn - ga Hà Nội là một sự kiện trọng đại, đánh dấu mốc phát triển mới trong hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô Hà Nội, thiết thực chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhìn nhận thành công của tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông của Thủ đô, thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự án tiếp theo, ông Dũng cho rằng đây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng, chính quyền thành phố trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Hơn 12.000 trang thông tin sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai vào tối 12/9 đã tạo nên cơn bão mới trong cộng đồng mạng xã hội.
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, cả nước đang hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Bắc, sẵn sàng hỗ trợ, sẻ chia, bằng nhiều phương cách khác nhau. Ấy vậy mà, nhiều người lại đang lợi dụng sự khốn khó của người khác để có những hành vi kiếm chác, trục lợi.
Sau bão số 3, nguy cơ mất an toàn giao thông từ những cây cầu yếu, cầu cũ lại một lần nữa được đặt ra với Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.
Lũ trên hàng loạt các con sông qua địa bàn Thủ đô Hà Nội đang lên nhanh. Lũ trên sông Hồng vượt báo động 2, đe doạ an toàn nhiều tuyến đê và tính mạng, tài sản của người dân.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề. Trận bão lũ lịch sử này khiến nhiều người nghĩ đến hai trận bão, lũ lụt cũng vào năm Giáp Thìn 1904 và 1964 đã gây ra những hậu quả kinh hoàng.
Trong những thời điểm bão số 3 hoành hành, dù lo sợ trước sự tàn phá của thiên tai, thế nhưng trong khó khăn, người Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
0