Ngày càng nhiều người mắc bệnh suy thận mạn
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận, tiết niệu mạn tính, làm chức năng thận suy giảm dần dần, tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính.
Theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính ngày càng cao, đặc biệt, lượng ca bệnh ở châu Á được ghi nhận cao hơn châu Âu. Người có độ tuổi càng cao thì mắc bệnh thận mạn càng nhiều.
Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính có thể chia theo cấu trúc của hệ tiết niệu như: bệnh đường cầu thận, bệnh mạch máu thận, hoặc ống thận. Các nguyên nhân ở bệnh cầu thận như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, gout, … là những bệnh nền gây ra bệnh thận mạn nhiều nhất.
Tại Bệnh viện Quân y 105, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do bệnh thận tăng qua các năm. Năm năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ đang tăng lên khoảng 5-10%.
Những người trẻ có tâm lý chủ quan, lơ là, bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể. Khi bệnh xuất hiện những biểu hiện lâm sàng rõ rệt thì bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối của suy thận. phải chỉ định lọc máu cấp cứu và chu kỳ.
Có nhiều nguyên nhân khiến số lượng người trẻ mắc bệnh suy thận mạn gia tăng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lối sống thiếu khoa học, ít vận động thể lực.
Bên cạnh đó, nhiều người trẻ có thói quen tự dùng các loại thuốc, chế phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, trong đó có thể chứa kim loại nặng gây độc cho thận.
Hầu hết những bệnh nhân bị thận mạn tính không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, người bệnh không phát hiện ra mình mắc bệnh từ khi nào. Chủ yếu là triệu chứng của bệnh nền căn nguyên như đau căn nguyên và có biểu hiện sốt. Thậm chí, một số triệu chứng sẽ không biểu hiện cho tới khi xuất hiện tổn thương thận nặng, điều này gây hạn chế trong quá trình phát hiện bệnh làm việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Một số triệu chứng có thể nhận thấy ở người bệnh thận mạn tính như: mệt mỏi, buồn nôn; tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường; nặng mi mắt hoặc sưng nề hai chi dưới... Hiện nay, bệnh thận mạn tính đã có những phương pháp điều trị như ghép thận nếu tìm được thận thay thế hoặc chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.
Để hạn chế bệnh thận mạn tính, người bệnh cần kiểm soát tốt những bệnh nền đang mắc phải như: cao huyết áp, tiểu đường, tắc nghẽn về đường tiết niệu. Cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách hạn chế các loại thực phẩm giàu muối, đường, dầu mỡ; tăng ăn rau quả, uống đủ 2 lít nước/1 ngày và duy trì cân nặng hợp lý bằng hoạt động thể chất phù hợp.
Người bệnh không nên hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và cần có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ hàng năm để chẩn đoán sớm, điều trị sớm giúp ngăn chặn sớm những tổn thương thận.
Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.
Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
0