Ngày của phở lan tỏa hương vị văn hóa Việt | Hà Nội tin mỗi chiều

Ngày của phở lan tỏa hương vị văn hóa Việt; Giáo dục di sản cho học sinh.... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Ngày của phở lan tỏa hương vị văn hóa Việt

Phở ra đời cách đây cả trăm năm, là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Việt. Phở có mặt ở mọi miền quê, nông thôn đến thành thị, từ bếp nhà ra quán phố, từ những phở gánh vỉa hè xưa cũ đến những quán phở lớn sang trọng ngày nay. Theo dòng chảy thời gian, theo hành trình khởi nghiệp mưu sinh của một bộ phận người Việt, phở có mặt khắp năm châu bốn bể, thành món ăn đậm hồn cốt dân tộc.

Hôm nay (12/12) là ngày tôn vinh phở Việt Nam, ngày dành cho những người yêu thích phở, dành cho người làm ra phở. Ngày của phở 12/12 do báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ năm 2017 với chủ đề "Nâng cao giá trị hạt gạo Việt", đã trở thành một hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực quan trọng, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và lan tỏa món phở truyền thống ra khắp thế giới. Năm 2018, ngày 12/12 đã chính thức được xác lập là Ngày của phở Việt Nam. Ngày của phở với chủ đề "Hành trình trở về phở xưa" được tổ chức tại Hà Nội. Khách tham quan được thưởng thức các hương vị phở hấp dẫn từ Bắc vào Nam, từ truyền thống đến hiện đại. Năm 2019, Ngày của phở có chủ đề "Tôn vinh tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt", tổ chức tại TP.HCM, giới thiệu hành trình phát triển món phở, giúp người xem hiểu rõ hơn cội nguồn món phở.

Năm 2020, với chủ đề "Thăng hoa ẩm thực Việt", diễn ra nhiều hoạt động, như cuộc bình chọn "Top 10 thương hiệu phở được yêu thích"; hành trình "Đi tìm người nấu phở ngon" tạo thêm sân chơi cho những bà nội trợ, những người đam mê phở và mang phở đến với trẻ nghèo vùng sâu của tỉnh Nam Định. Ngày của phở 12/12 năm 2021 có chủ đề "Phở Việt - Gia vị Việt", diễn ra hoạt động Xe phở yêu thương dành cho các y bác sĩ và bệnh nhân COVID-19. Gần 17.000 tô phở phục vụ các đoàn y bác sĩ hỗ trợ TP.HCM chống dịch, ghi một dấu ấn vô cùng ý nghĩa của chương trình. Đến năm 2022, Ngày của phở có chủ đề "Phở Việt - Tinh hoa hội tụ" trở về "cái nôi" của phở - thành phố Nam Định, với nhiều hoạt động hấp dẫn dành cho thực khách và du khách trải nghiệm.

“Ngày của Phở” năm 2022 có chủ đề “Phở Việt - Tinh hoa hội tụ”. Ảnh: Kinhtedothi

Năm 2023, Ngày của phở đã chọn Đà Lạt là điểm đến với chủ đề “Phở về với trẻ em vùng cao”. Đây là một hoạt động cộng đồng đã được thực hiện thành công xuyên suốt 6 năm qua. Nhờ sự chung tay của những người nấu phở, đã có hàng ngàn trẻ em kém may mắn, người dân ở vùng sâu vùng xa lần đầu tiên trong đời được nếm hương vị tô phở bò nóng hổi, thơm phức. Việc đưa phở về với trẻ em vùng cao không chỉ là đưa một tô phở vật chất mà còn là sự sẻ chia, qua từng tô phở còn thấy được câu chuyện văn hóa ẩm thực, phát triển kinh tế của đất nước.

Không chỉ tôn vinh phở và người nấu phở, Ngày của phở cổ vũ phát triển nông sản làm nguyên liệu cho phở, để nông dân yên tâm gắn bó với ruộng đồng. Hiện nay, phở Việt Nam đã xuất hiện tại nhiều đất nước trên thế giới. Ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia… đã có nhiều quán phở Việt được mở ra để quảng bá nét ẩm thực cuốn hút của đất nước Việt Nam. Không có ngôn ngữ nào thay thế cho từ Phở, và thậm chí Phở có mặt trong mọi loại từ điển. Nhưng làm sao để phở vươn xa hơn nữa, để phở thực sự trở thành “hộ chiếu của ẩm thực Việt” đó cũng là nỗi trăn trở của những người làm ra phở. Chính vì vậy những hoạt động văn hóa xã hội ý nghĩa được tổ chức trong khuôn khổ Ngày của Phở hàng năm cũng đã và đang giúp định vị thương hiệu phở sâu hơn trong lòng bạn bè quốc tế. Mới đây, phở và bánh mì là hai đại diện của Việt Nam được báo Insider của Mỹ bình chọn trong danh sách 60 món ăn hàng đầu mà mọi người nên thử ít nhất một lần trong đời. Việc đưa phở Việt vươn tầm, không đơn thuần là giới thiệu món ăn tiêu biểu của Việt Nam mà còn gửi gắm tới bạn bè 5 châu về tinh hoa văn hóa và con người của dải đất chữ S.

Giáo dục di sản cho học sinh

Cùng với những món ăn ghi dấu ấn trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, để lại ấn tượng khó quên cho các du khách đến từ nhiều nơi trên thế giới, thì Việt Nam còn tự hào với bạn bè 5 châu về lịch sử nghìn năm văn hiến và những di tích lịch sử, di sản văn hóa thu hút du khách quốc tế.

Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị di sản, khơi dậy niềm tự hào của hậu thế với công lao của các bậc tiền nhân thì giáo dục di sản là quan trọng và cần thiết. Tuy vậy, sự đơn điệu, thiếu các hoạt động bổ trợ trải nghiệm cũng được xem là điểm trừ trong hệ thống các di tích, điểm đến... khiến cho giáo dục di sản ở các di tích, bảo tàng chưa thực sự hấp dẫn đối với đối tượng học sinh, sinh viên.

Nếu lịch sử là môn học “cứng” bắt buộc trong chương trình học các cấp thì giáo dục di sản được xem như môn học “mềm”. “Mềm” được hiểu là sự linh động trong phương pháp tiếp cận, đối tượng và thời gian học. Và yếu tố “mềm” ở đây cũng được hiểu ở sự bổ trợ hiệu quả cho những môn học cứng như Lịch sử, Địa lý. Giờ đây, giáo dục trải nghiệm đã trở thành môn học chính khóa, giúp cho việc lồng ghép các kiến thức về di tích, di sản và nội dung học tập thuận lợi hơn rất nhiều. Học một cách tự nhiên, yêu một cách tự nhiên để rồi sau này các em có ý thức bảo vệ di sản cũng chủ động và tự nhiên.

Các em học sinh được xem những hình ảnh về các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: baodantoc

Hà Nội là nơi tập trung nhiều di sản nhất cả nước. Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và một số quận, huyện ký thỏa thuận hợp tác phối hợp giáo dục di sản cho học sinh. Phấn đấu đến năm 2025 thì tất cả các trường sẽ tổ chức chương trình giáo dục tại khu di tích lịch sử di sản văn hóa địa phương ít nhất là một lần mỗi năm học. Để phát huy hơn nữa vai trò của các không gian này thì mới đây, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tọa đàm khoa học chủ đề Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống thông qua di sản văn hóa ở bảo tàng và di tích. Tọa đàm đã chia sẻ phương pháp và kinh nghiệm về công tác giáo dục di sản ở các bảo tàng di tích trong nước và quốc tế. Thực tiễn ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam đã khẳng định là hoạt động giáo dục di sản văn hóa tạo ra một thế hệ tôn trọng và yêu quý di sản văn hóa, có kiến thức ở hiện tại và tạo ra tương lai bền vững.

Để làm được điều này thì các bảo tàng, các khu di tích cần phải thay đổi để thu hút công chúng, làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục di sản. Cần phải kiến tạo các chương trình giáo dục di sản chất lượng, đủ sức truyền cảm hứng, giúp các em học sinh tích lũy tri thức, xây dựng giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Phải xây dựng một chương trình giáo dục dài hơn để đưa lên các mạng thông tin cho người ta biết là ngày này trong tuần, tháng này trong năm thì bảo tàng sẽ có những hoạt động gì để người ta được lựa chọn .

Việc đưa di sản văn hóa vào chương trình giáo dục thì mục đích cuối cùng cũng là để thế hệ trẻ không lãng quên cội nguồn và tinh hoa văn hóa dân tộc. Mỗi học sinh là nguồn lực để phát triển đất nước trong tương lai. Từ hiểu biết rồi đến tin và yêu, người trẻ có thể vận dụng sáng tạo để tìm ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bạn mong gì cho năm mới 2025: sức khỏe, bình an hay một ngôi nhà để an cư lạc nghiệp? An cư là giấc mơ xa vời với nhiều người, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản có quá nhiều biến động như năm nay. Thế nhưng, sắp tới đây, hy vọng về giấc mơ an cư sẽ không còn xa với nhiều người.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông” do Đài Hà Nội tổ chức vào tối 22/12, đã làm sống lại trong mỗi người dân những xúc cảm về hình tượng anh Bộ đội Cụ Hồ - biểu tượng thiêng liêng, in đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam.

Trong bài viết, "Quân đội nhân dân Việt Nam - niềm tự hào dân tộc", Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: "Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn có mặt ở những nơi xung yếu, khó khăn, nguy hiểm, xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và làm công tác dân vận đã tô thắm thêm phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt quân - dân, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc".

“Giá mà chúng ta sớm có một đứa con, giữ lại cho nhau một kỷ vật thiêng liêng của tình yêu, thì dù anh có xa cách bao lâu, có ở phương trời nào, em cũng vui lòng. Khổ tâm nhất là những tối thứ Bảy ở Thủ đô. Từng đôi bạn học rủ nhau đi chơi. Còn em thì thui thủi một mình trong căn phòng trống vắng, tủi thân đến khóc thầm. Thôi thì anh hãy làm tốt mọi nhiệm vụ trên chiến trường. Chỉ mong sao anh đừng ngã xuống nơi tiền phương. Nếu anh hy sinh, em không biết sẽ phải sống như thế nào. Em sẽ chung thủy chờ anh cho đến ngày toàn thắng...”

Tết Nguyên đán cận kề, chợ rao bán vật liệu tự chế pháo, dạy chế pháo diễn ra nhộn nhịp trên mạng xã hội, trở thành vấn đề rất đáng lo ngại.

Đó là một đêm dài với thành phố Hà Nội. Rất nhiều lực lượng cứu hộ, cứu nạn và y tế đã được huy động để nỗ lực dập tắt vụ hoả hoạn xảy ra ở số 258 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. Trước ngọn lửa dữ, đã có nhiều người không thể thoát thân. Một vụ cháy khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót và cả phẫn nộ. Từ sáng sớm tới tận chiều muộn, ở đâu người ta cũng theo dõi tin tức về vụ việc này.