Ngày hội Stem sản phẩm ứng dụng thực tiễn từ bài học

Trong những năm gần đây, giáo dục STEM đang ngày càng được đẩy mạnh ở các trường học. Với mong muốn tạo ra một sân chơi khoa học, bổ ích và lý thú, học sinh có thể trải nghiệm sáng tạo, nâng cao năng lực bản thân, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì đã tổ chức ngày hội Công nghệ thông tin và STEM năm 2024 dành cho mầm non, tiểu học và THCS với đa dạng phương thức tiếp cận.

Từ những vật liệu đơn giản như bìa carton, thùng xốp, khi được ứng dụng cùng kiến thức khoa học về ánh sáng, cô trò trường tiểu học Vũ Lăng đã tạo nên một rạp chiếu phim mini. Không chỉ là món đồ khoa học mà ý tưởng này còn là một công cụ dạy học để các em học sinh tự do thể hiện câu chuyện của mình trong các tiết học.

Giáo dục STEM đang ngày càng được đẩy mạnh ở các trường học

Cô giáo Nguyễn Minh Hằng - Trường tiểu học Vũ Lăng - huyện Thanh Trì - Hà Nội chia sẻ: "Mỗi trường mỗi vẻ, mỗi ý tưởng… Ngày hội Stem đã quy tụ 74 sản phẩm trưng bày đến từ 74 trường Mầm non, Tiểu học và THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội. Những ý tưởng tưởng chừng rất đơn giản từ trong trường lớp, nay lại được các em học sinh hiện thực hóa thành các sản phẩm vô cùng hữu ích".

Ngày hội Stem sản phẩm ứng dụng thực tiễn từ bài học

Em Nguyễn Tú Uyên - Trường tiểu học Vũ Lăng - huyện Thanh Trì - Hà Nội chia sẻ: "Hôm nay em giới thiệu một sản phẩm hệ thống điện mặt trời áp mái tại trường học.... "

3 giải xuất sắc, 7 giải nhất, cùng nhiều giải thưởng đã được trao cho các trường học, khẳng định giáo dục STEM, tại các cấp học của giáo dục thanh trì đã triển khai hiệu quả cũng như tạo nên sân chơi lành mạnh để học sinh được học tập, vui chơi và phát huy sự sáng tạo của mình. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, học sinh sẽ  hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; biết cách mở rộng kiến thức, làm chủ tri thức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.