Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch vùng Đông Bắc
Trong không khí rộn ràng của ngày hội, hàng ngàn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Người dân địa phương và du khách được thưởng thức các làn điệu dân ca, các điệu múa sôi động say đắm lòng người; được đắm chìm trong không gian lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc qua phần thể hiện khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân. Các hoạt động trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa của các dân tộc được thể hiện tại ngày hội là minh chứng đậm nét về bản sắc văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc.
Bà Nguyễn Thị An Nương - Đoàn Thái Nguyên, chia sẻ: "Tất cả các dân tộc khi đến đây đều mang nét đặc trưng riêng, và cũng mong muốn qua nét đặc trưng đó sẽ giới thiệu và quảng bá hình ảnh của dân tộc mình đến với cộng đồng. Đồng thời mong được trải nghiệm văn hoá độc đáo của các dân tộc khác".
Sội động tại ngày hội là khu vực thi đấu thể thao của 8 tỉnh: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Giang và Tuyên Quang, với các môn thi thể thao kéo co, đẩy gậy, tung còn, đi cà kheo. Đây là các trò chơi dân gian lâu đời của các dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với các hoạt động văn hóa thể thao, 36 gian hàng tại khu trưng bày, triển lãm, đã đem đến màu sắc đặc trưng tại 8 tỉnh vùng Đông Bắc.
Bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc – Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch, cho biết: "Thông qua ngày hội, mong rằng các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên trở về sau ngày hội sẽ là những chủ thể văn hoá, truyền dạy lại cho các thế hệ trẻ tại địa phương mình trong công tác bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc mình".
Các hoạt động của ngày hội tạo ra một không gian văn hoá đặc biệt ý nghĩa để các chủ thể văn hoá, các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các dân tộc vùng Đông Bắc có cơ hội, điều kiện được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; tạo sự đoàn kết toàn dân tộc, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Đông Bắc. Qua đó góp phần giữ gìn, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng các dân tộc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Sở Du lịch Quảng Nam cho biết dự án “Làng nghề lên số” của TP Hội An đã vinh dự nhận giải thưởng Kotler Awards 2024 ở hạng mục “Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng”.
Trong những ngày này, công chúng yêu mỹ thuật đến nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng sẽ được thưởng lãm một không gian nghệ thuật độc đáo mang tên “Tôi vẽ Hà Nội”. Dưới con mắt của các hoạ sĩ đương đại, một Hà Nội đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại hiện diện trong từng tác phẩm, ở nhiều chất liệu.
Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.
Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.
Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
0