Ngày lễ Thất tịch nên làm gì để được may mắn?

Ở nước ta, vào ngày lễ Thất tịch, nhiều người thường làm việc thiện, đi lễ chùa cầu mong những điều may mắn, tốt lành cho bản thân hay gia đình. Còn với những bạn đang FA lại lựa chọn ăn chè đậu đỏ để giúp chuyện tình cảm được suôn sẻ.

Thời tiết tháng 7 âm lịch thường có mưa rất nhiều, đặc biệt là miền Bắc, tương truyền rằng đây là những giọt lệ của vợ chồng Ngâu, nên trong dân gian còn có tên gọi khác là ngày ông Ngâu bà Ngâu.

Năm nay, ngày Thất tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch rơi vào thứ Ba (tức ngày 22/8 dương lịch). Ngày này, ở nước ta, các cặp đôi yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt, chuyện tình yêu sẽ được hạnh phúc viên mãn. Với những người độc thân, việc đi chùa cầu may cũng để sớm tìm được ý trung nhân. Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người cầu sức khỏe, tài lộc và bình an cho bản thân và gia đình. 

Lễ Thất Tịch ở Việt Nam gắn liền với sự tích ông Ngâu bà Ngâu. Ảnh: Meta

Đi chùa cầu bình an

Đi lễ chùa vẫn là một việc làm mà nhiều người thường thực hiện vào ngày lễ Thất Tịch. Mọi người có thể đến chùa cầu bình an, may mắn, để được tĩnh tâm lại, có được cảm giác thư thái, gác lại mọi âu lo, mệt mỏi của cuộc sống bộn bề hằng ngày. Ngoài ra, ngày này đến chùa còn là dịp để cầu sức khỏe, tài lộc và bình an cho bản thân và gia đình.

Đi chùa cầu duyên

Với những người độc thân, ngày lễ này đi chùa còn để cầu duyên, thể hiện mong muốn sớm gặp được người như ý hay mong cầu cho chuyện tình yêu thuận lợi, may mắn.

Làm nhiều việc thiện

Ngày Thất Tịch có ý nghĩa tâm linh khá lớn nên bạn có thể làm những việc thiện, giúp đỡ mọi người nếu có thể để tăng thêm phúc phần.

Thả đèn lồng

Cùng với người yêu thả những đèn lồng cũng là việc không thể thiếu vào ngày này. Những chiếc đèn lồng đại diện cho những mong ước của các cặp đôi cho một tổ ấm lâu dài.

Tặng quà cho người thân

Việc tặng quà cho đối phương là việc thể hiện lời yêu thương và cũng là lời tỏ tình rõ nhất trong tình yêu. Vậy nên, các đôi sẽ tặng quà cho nhau, hoặc vợ chồng trao nhau những món đồ mà đối phương thích nhằm mong muốn một tương lai an lành.

Chè đậu đỏ được coi là món ăn không thể thiếu trong ngày Thất Tịch. Ảnh: Baodantoc

Ăn chè đậu đỏ

Đã từ rất lâu rồi, chè đậu đỏ đã trở thành món ăn được truyền tai nhau như một trong những cách "thoát ế" vào ngày Thất Tịch. Vào những năm trở lại đây, giới trẻ Việt tin rằng nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày này sẽ giúp cho chuyện tình cảm được suôn sẻ.

Từ xa xưa, người Việt nói riêng và nhiều nước Á Đông nói chung quan niệm đậu đỏ là vật mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tượng trưng cho quyền lực, phú quý, sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Trong phong thủy, khi sử dụng đậu đỏ có thể ngăn chặn các luồng khí xấu, xua đuổi tà ma, chiêu cầu tài lộc.

Với người đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn, tình cảm bền vững. Từ đó, phong tục cầu duyên này trong ngày Thất Tịch được lưu giữ và ngày càng nở rộ trong giới trẻ.

Còn với những người chưa yêu thì sẽ tìm được ý trung nhân cho mình. Ngoài ra, chè đậu đỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhiều vitamin, giải nhiệt tốt cho chị em phụ nữ nên rất được yêu thích.

 Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.