Ngày Quốc khánh, thăm di tích lịch sử Cách mạng
Bởi khi đến đây, họ không chỉ được tìm hiểu những địa danh lịch sử, văn hóa của Hà Nội mà còn được cảm nhận đời sống chính trị, tinh thần dân tộc để từ đó hiểu hơn, yêu hơn đất nước, con người Việt Nam.
Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, một trong những địa chỉ đỏ của Hà Nội luôn thu hút đông du khách trong những ngày mùa thu tháng 9. Trong những ngày từ 25/8 đến ngày 2/9/1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội từ chiến khu Việt Bắc. Và đặc biệt, tại nơi này, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn văn hóa-xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho biết: ''Đây chính là dấu tích cách mạng rất quan trọng. Tuyên ngôn Độc lập đọc ở Ba Đình Bác soạn thảo ở đây, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, một trang sử mới của dân tộc Việt Nam. Thủ đô lúc bấy giờ là nơi Nhật, Pháp đóng, chọn ở một gia đình tư sản, điều ấy thể hiện Hồ Chí Minh tin vào nhân dân...''.
Quảng trường Cách mạng Tháng Tám - địa điểm diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước, lá cờ cắm trên nóc Nhà hát Lớn luôn gợi nhắc đến mốc son chói lọi của dân tộc.
GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm lại: ''Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, nhân dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh, tiêu biểu cho cả nước, đem sức ta giải phóng cho ta bằng đấu tranh kết hợp chặt chẽ chính trị, vũ trang, ngoại giao, dành chính quyền nhanh gọn, ít đổ máu… Sau cuộc mít tinh thành biểu tình ngày 19/8 thì quảng trường này còn nhiều lần chứng kiến sự kiện vĩ đại trong thời khắc sinh thành của chế độ mới của nhà nước VNDCCH''.
Ngày 2/9, dường như trong lòng người dân đất Việt tràn đầy niềm tự hào về Tổ quốc. Nhiều người đến thăm các địa điểm lịch sử, tiếp lửa cho tình yêu đất nước và ghi nhớ công lao của thế hệ trước đã ngã xuống để giành độc lập.
Anh Đỗ Huy Hoàng, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chọn đi tham quan Hỏa Lò: ''Đến đây hôm nay tham quan nhà tù Hỏa Lò để hiểu rõ hơn''. Với chị Trần Thanh Hiền: ''Tôi thấy ngỡ ngàng khi khung cảnh thật đáng sợ, ông cha ta trải qua những gian khổ như thế vẫn chiến thắng được. Ngày 2/9, dành thời gian tham quan di tích lịch sử ở Hà Nội, mong muốn tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn di tích lịch sử, để hiểu hơn chiến thắng, gian khổ cha ông ta chịu đựng''.
Ngày Quốc khánh 2/9 không chỉ là ngày kỷ niệm lịch sử mà còn là dịp để mọi người ôn lại truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nguyện vọng xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
0