Nghe đàn Cello của Bùi Hà Miên nhớ tới 'người yêu cũ'

Hơn 30 năm chơi nhạc cổ điển, mới đây nữ nghệ sĩ tài năng và xinh đẹp Bùi Hà Miên đã cho ra mắt album thứ 2 trong sự nghiệp của mình. Hầu hết các tác phẩm trong album đều mang tính hoài niệm, được biểu diễn trên nền hoà âm đậm chất cổ điển, du dương, ngọt ngào, như gợi lại những ký ức, kỷ niệm trong trẻo, gần gũi, thân thương với tất cả mọi người.

Gần 3 năm sau album đầu tay “Romance In Hanoi”, một đĩa nhạc được người yêu âm nhạc, đặc biệt là giới audiophile (những người nghe nhạc có sự đòi hỏi cao về âm thanh) tán thưởng nồng nhiệt về sự mới mẻ, sáng tạo, nghệ sĩ Cellist Hà Miên giới thiệu đến công chúng album thứ 2 của mang tên “Miên - Khi cello hát”.

Album "Miên - Khi Cello hát" đã được phát hành trên các nền tảng nhạc số, được nhiều khán giả đón nhận

8 bản nhạc được lựa chọn đưa vào album này, là phiên bản hoà tấu từ 8 bài hát từ thập niên 60 tới gần đây, đều là những ca khúc đã in đậm trong ký ức người nghe nhạc, với giai điệu trữ tình, đẹp, sâu lắng. Đó là những bản nhạc đã được Hà Miên thu âm trong suốt mấy năm qua.

Bắt đầu bằng Thương Nhau Ngày Mưa, một ca khúc có thể coi là kinh điển của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, không gian âm nhạc của album này được mở ra mênh mang, lãng đãng. Tiếp nối bằng những bài hát với giai điệu đầy quyến rũ như Bài Hát Ru Cho Anh (Dương Thụ), Vĩnh Biệt Mùa Hè (Thanh Tùng), Cô Gái Đến Từ Hôm Qua (Trần Lê Quỳnh)… phảng phất âm hưởng thập niên 90, Hà Miên đưa người nghe trở lại với những ký ức ngọt ngào của một thuở nhạc Việt thăng hoa, cũng như trở về với những kỷ niệm của riêng mình, ở cái thời mộng mơ, khi trái tim bắt đầu rung động yêu. Hà Miên cùng dành một nhạc phẩm cho Hà Nội, với bài Hà Nội 12 Mùa Hoa (Giáng Son) như một sự tri ân thành phố đã nuôi nấng tâm hồn và hành trình trở thành một nghệ sĩ của cô. 2 bài hát “xưa” khác là Mắt Biếc (Ngô Thuỵ Miên) và Khi Người Yêu Tôi Khóc (Trần Thiện Thanh) là những tác phẩm mang tính hoài niệm, được biểu diễn trên nền hoà âm đậm chất cổ điển, du dương và ngọt ngào, để gợi lại những ký ức đã xa, những kỷ niệm trong trẻo, với cả người biểu diễn và người nghe.

Hà Miên trong trẻo, cảm xúc với từng tác phẩm bởi với cô, giai điệu đẹp nhất phải xuất phát từ trái tim

Một bản nhạc khác, được Hà Miên đưa vào album, như một kỷ niệm riêng, đó là Nỗi Nhớ Mùa Đông (Phú Quang). Bản nhạc chính là tâm trạng của cô trong quãng thời gian du học tại châu Âu. Những nỗi nhớ nhà, nhớ những người thân yêu, nhớ Hà Nội đã được cô trút vào những giai điệu sâu lắng, để tiếng đàn trầm ấm của cây cello vang lên một dáng buồn mà thật đẹp.

Bùi Hà Miên đã trình diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới, từ đó cô cảm thấy yêu tha thiết và gắn bó với cây đàn cello
Đàn cello với âm thanh trầm đặc trưng, rất quyến rũ người nghe, vì âm thanh gần với giọng hát con người. Nhưng do đặc trưng nhạc cụ, nên cũng không có nhiều nghệ sĩ solo chọn nhạc cụ này để biểu diễn trong dòng nhạc đại chúng. Nhưng với sự nổi lên của một số nghệ sĩ quốc tế tên tuổi chọn cello để hướng tới khán giả số đông, ở Việt Nam cũng có một số nghệ sĩ đã giới thiệu nhiều sản phẩm âm nhạc, từ các bản nhạc đơn lẻ, đến các album và cả các buổi hoà nhạc với cây cello là nhân vật chính. Nhiều nhạc sĩ hoà âm cũng đưa tiếng đàn cello vào nhiều ca khúc hiện đại, qua đó tính đại chúng cũng dần được mở rộng với cây đàn này.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.