Nghề đậu bạc Định Công một thời vang tiếng

Nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Từng là một trong bốn nghề truyền thống bậc nhất kinh thành Thăng Long xưa, trải qua bao thăng trầm, nghề đậu bạc làng Định Công trước đây (nay là phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) dần bị mai một.

Tuy nhiên, nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Nghề đậu bạc đã dần được phục hồi.

Đậu bạc là dùng các sợi chỉ bạc 0,26 li xoắn lại với nhau, cán dẹt ra để uốn thành các hoa văn, họa tiết khác nhau.

Hàng trăm hàng nghìn chi tiết nhỏ đó ghép lại với nhau thì được gọi là kỹ thuật đậu bạc. Công việc này đòi hỏi người thợ phải cần cù, tỷ mỉ, có óc mỹ thuật và sự sáng tạo.

Công việc đậu bạc đòi hỏi người thợ phải cần cù, tỷ mỉ, có óc mỹ thuật và sự sáng tạo.

Nghề kim hoàn có bốn kỹ thuật chính, gồm: trơn, đấu, chạm và đậu. Trong đó, kỹ thuật đậu bạc ở vị trí cao nhất và khó nhất.

Đậu bạc ở Định Công đến nay đã có lịch sử 1.500 năm và từng rất hưng thịnh khi là một trong bốn nghề tinh hoa của đất Thăng Long xưa. Tuy nhiên, hiện cả làng chỉ còn hai gia đình vẫn ngày ngày miệt mài giữ lửa cho nghề truyền thống của cha ông.

Đậu bạc ở Định Công đến nay đã có lịch sử 1.500 năm và từng rất hưng thịnh.

Để nghề truyền thống không mai một và bị thất truyền, nhiều lớp truyền nghề đã được các nghệ nhân mở ra. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó. Mặt khác, để có một sản phẩm hoàn hảo đòi hỏi tay nghề cao và phải mất tới hàng chục ngày công, thậm chí lâu hơn, vì thế chỉ khi thực sự yêu nghề, mê mẩn với nghệ thuật kéo chỉ bạc, người thợ mới có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng và gắn bó lâu dài với nghề.

Để có một sản phẩm hoàn hảo, đòi hỏi phải có tay nghề cao và phải mất tới hàng chục ngày công, thậm chí lâu hơn. 

Dù chỉ còn lại hai gia đình làm nghề, nhưng bằng sự tâm huyết và nỗ lực của các nghệ nhân, nghề đậu bạc Định Công đang được nhiều người biết đến hơn và dần phục hồi.

Hy vọng  nghề đậu bạc Định Công sẽ tiếp tục được gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Từ đó, tìm lại chỗ đứng cho những sản phẩm đã từng vang bóng một thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 27/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội tổ chức Hội thảo “Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu”.

Tháng 12 âm lịch hàng năm, các Hiệp hội ngành nghề Gỗ và Thủ công mỹ nghệ lại cùng nhau hướng về Tổ nghiệp, nhằm thể hiện lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền bối, những người đã khai sáng và truyền bá rộng rãi nghề gỗ và thủ công mỹ nghệ cho các thế hệ sau.

Nhắc đến nghề dệt lụa, ở Hà Nội không chỉ có làng Vạn Phúc mà rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải.

Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp cùng huyện Ứng Hòa liên kết sản phẩm, dịch vụ theo vùng, theo tuyến chính; quy hoạch và nâng cấp hạ tầng, cảnh quan ở làng nghề hương và làng nghề áo dài; khai thác tốt du lịch tâm linh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.