Nghề điều dưỡng – những hy sinh thầm lặng

Có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh, điều dưỡng chiếm đến 70% lao động trong các bệnh viện. Đây cũng là lực lượng tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân nhiều nhất. Sự tận tâm và những hy sinh thầm lặng của người điều dưỡng đã góp phần tạo nên thành công trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và sự tin yêu của nhân dân.

Điều dưỡng Lê Văn Vinh - Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện K đã quen với hình ảnh người bệnh ung thư diễn biến nặng, luôn cần chăm sóc đặc biệt. Anh Vinh không nhớ nhiều đêm trắng cùng đồng nghiệp giành giật sự sống mong manh cho người bệnh trong từng giây từng phút. Với sự tận tâm của các điều dưỡng như anh Lê Văn Vinh đã giúp nhiều bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe và có niềm tin vào cuộc sống.

“Chăm sóc bệnh nhân cũng như làm dâu trăm họ”, đó cũng là tâm sự của những cán bộ điều dưỡng tại các cơ sở y tế. Bởi mỗi ngày, người điều dưỡng phải hóa thân trong rất nhiều vai trò, đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro và cảm xúc khác nhau nhưng vượt qua tất cả, họ lặng thầm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Từ đo huyết áp, chỉnh dịch truyền, tiêm thuốc, thay băng, vệ sinh thân thể… đến hỗ trợ cho các bác sỹ trong phòng phẫu thuật, công việc luôn chân, luôn tay khiến điều dưỡng Lê Văn Vinh không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Theo bác sỹ Lê Tiến Đức – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K yêu nghề thôi chưa đủ mà mỗi điều dưỡng cần phải đặt mình vào vị trí của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thì mới có thể thực sự đồng cảm.

TS. BS Nguyễn Tiến Đức - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội. Ảnh: Toàn Vũ

6 năm gắn bó với nghề điều dưỡng trong phòng mổ cũng là chừng đó thời gian điều dưỡng Nguyễn Thị Chinh  - Trung tâm gây mê hồi sức, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức luôn chân luôn tay trong mỗi ca trực. Đặc thù của khu vực mổ cấp cứu khiến cho mỗi điều dưỡng tại đây buộc phải chú tâm vào công việc một cách tỉ mỉ, chi tiết, các thao tác phải thật nhanh và nhuần nhuyễn tránh những sai sót dù là nhỏ nhất có thể xảy ra với bệnh nhân.

Khu hồi tỉnh, Khoa Gây mê 1 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, khu vực hồi tỉnh được các điều dưỡng gọi là nơi "ánh đèn không bao giờ tắt". Sau ca mổ, những bệnh nhân nặng cần theo dõi đặc biệt được chuyển đến đây. Cứ 15 phút/lần, anh Trần Văn Phúc lại đi kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.

Tại Bệnh viện Việt Đức, tổng số điều dưỡng hiện là 1.400 người, với tỷ lệ giường bệnh cao nhất trên cả nước nhưng chỉ đáp ứng được 50-70% khối lượng công việc theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới và các nước trong khu vực. Thạc sĩ Trần Văn Oánh, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Việt Đức nói: "Vất vả, chịu nhiều áp lực, lại là lực lượng chiếm đa số trong các cơ sở y tế thế nhưng chế độ đãi ngộ còn chưa tương xứng với nỗ lực của họ."

Điều dưỡng viên đang chăm sóc cho các bệnh nhân.

Bộ y tế cũng đang đề xuất xây dựng đề án tăng cường năng lực công tác chăm sóc toàn diện người bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2023-2030. Để nâng cao năng lực, đầu tư chế độ đãi ngộ với công tác điều dưỡng, phát huy năng lực chuyên môn của người điều dưỡng theo trình độ đào tạo.

Điều dưỡng vất vả và khó nhọc là thế nhưng với lòng yêu người, yêu nghề sâu sắc và mong muốn đóng góp sức mình cho ngành y tế, khi đã khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, rất nhiều điều dưỡng vẫn cảm thấy hạnh phúc, ấm áp mà gạt bỏ hết những mệt mỏi, áp lực đằng sau.

Thay vì ở bên quây quần với gia đình vào ngày Tết, các điều dưỡng viên vẫn luôn tận tụy chăm sóc cho các bệnh nhân nhí . Ảnh: Văn Tuyến

Trong lĩnh vực Y tế thì không một công việc nào là nhàn hạ. Điều dưỡng viên cũng nằm trong số đó. Họ luôn phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, áp lực trên vai cũng đè nặng hơn. Đây cũng là một bộ phận rất quan trọng, đã nắm vai trò chủ chốt và chiếm hầu hết nhân lực trong hệ thống Y tế ngày nay./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.