Nghề huấn luyện, biểu diễn xiếc thú

Huấn luyện thú trong rạp xiếc là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao. Những nghệ sĩ của đoàn xiếc không chỉ là nghệ sĩ biểu diễn, là người huấn luyện, mà cũng chính là những người trực tiếp chăm sóc, làm bạn với những con thú.

7h sáng, Rạp xiếc Trung ương đã bắt đầu một ngày mới.

Dọn dẹp chuồng của các loài thú.

Thái rau củ cho thú ăn.

Tại đây, những nghệ sĩ của đoàn xiếc vừa là người huấn luyện, vừa là người nghệ sĩ biểu diễn, cũng chính là những người trực tiếp chăm sóc các “ bạn diễn” của mình.

Các huấn luyện viên thường phải có kỹ năng giao tiếp tốt với các loài thú, hiểu rõ về hành vi và cách thức hoạt động tự nhiên của chúng.

Anh Trần Quốc Đông đã đến với nghề xiếc đã được gần 30 năm nay.

Do yêu thích với các loài động vật nên anh đã chuyển hẳn sang huấn luyện xiếc thú.

Đây là cặp vẹt tên là Hoa và Phượng. Hai bạn diễn rất thông minh của Nghệ sĩ Ưu tú Trần Quốc Đông.

Việc huấn luyện thú ở rạp xiếc cũng đòi hỏi người huấn luyện thú phải hiểu biết sâu sắc về đặc tính sinh học và hành vi của chúng để có thể tạo ra các buổi biểu diễn an toàn và thú vị cho khán giả.

Sau khi luyện tập, các con thú lại được dắt về chuồng.

Và những người huấn luyện thú lại hóa thân thành những đầu bếp để chế biến thức ăn cho chúng, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe để ngày hôm sau lại tiếp tục luyện tập, chuẩn bị cho những ngày cuối tuần ra diễn ở sân khấu lớn. /.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.