Nghe nhạc bằng mâm đĩa than, thú chơi lắm công phu
Ra đời từ năm 1889, đĩa than đáp ứng gu thưởng thức âm nhạc tinh tế khi nhấn mạnh vào tần số âm thanh, sự mộc mạc bình dị không qua chỉnh sửa của kỹ thuật phòng thu. Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, là thời kỳ hoàng kim của đĩa than. Các tín đồ thực sự của âm nhạc thường có trong nhà một dàn thiết bị để nghe đĩa than.
Âm thanh analog từ mâm đĩa than luôn có sức hút mãnh liệt với những người yêu nhạc. Đây là một trong những thú chơi âm thanh xa xỉ, cầu kì và tốn kém bậc nhất.
Việc ghi- đọc bằng đĩa than thuần túy là kỹ thuật analog, cho phép âm thanh đạt được độ trung thực cao, dân chơi gọi là tiếng "mộc". Âm thanh của đĩa than có những nét đặc trưng riêng, khác biệt với kĩ thuật số (digital). Khi nghe một dàn đĩa than loại tốt, người ta thấy âm thanh có độ nổi, vị trí cá nhạc cụ chơi trong dàn nhạc hiện lên rất rõ ràng, giọng hát của ca sĩ ngọt ngào và truyền cảm.
Các thiết bị để nghe đĩa than rất công phu và phải sành, phải hiểu kỹ càng về chúng thì mới có thể lắp ráp, căn chỉnh phù hợp. Công đoạn phối ghép các thiết bị thực sự là khó khăn nhất mà những người mới chơi đĩa than phải mất thời gian học hỏi. Vì các thiết bị phần lớn là đồ thửa về từ các hãng sản xuất khác nhau. Phối chúng với nhau cho ăn ý, hợp lý, quả thực là một bài toán khó, đòi hòi kinh nghiệm của người nghe cộng với cái tai thẩm âm cực kỳ tốt.
Đa số dân chơi đĩa than đều là những người biết ít nhiều việc sửa thiết bị, họ phải hiểu về dàn âm thanh của mình đến mức nghe đĩa than thuộc loại nhạc nào thì căn chỉnh âm thanh cho phù hợp loại nhạc đó.
Hiện trên thế giới vẫn còn rất nhiều người say mê sưu tầm và thưởng thức đĩa than, đặc biệt là những người yêu nhạc cổ điển, nhạc jazz - Blue và các loại nhạc cụ acoustic... Tiếng đĩa than “mộc”, ai đã nghe thì dễ nhớ, dễ “nghiện”, bởi thế, nếu đã mở lòng đón tiếng đĩa than “mộc” rồi khó bỏ được...
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
0