Nghệ nhân giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao, ông tiến sĩ giấy, trống ếch... từng là những món đồ chơi dân gian gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết Trung thu. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, các món đồ chơi hiện đại dần dần lấn át những món đồ chơi truyền thống. Đã có thời gian thế hệ trẻ quên đi những món đồ chơi truyền thống mang nhiều ý nghĩa về văn hoá, lịch sử. Mặt nạ giấy bồi cũng không thoát khỏi vòng xoáy đó.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay. Với họ, công việc này không những để gìn giữ nghề của tổ tiên, mà còn để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.

Hơn 40 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan (phố Hàng Than, quận Hoàn Kiếm) là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội dồn hết tâm huyết với nghề. Mỗi mùa Trung thu, ông bà sản xuất được khoảng 2.000 - 3.000 chiếc mặt nạ giấy bồi với nhiều kích cỡ, mẫu mã.

Nghệ nhân Đặng Hương Lan chia sẻ: "Nhà tôi làm quanh năm ngày tháng để bồi mặt cốt trắng, sau đó gần đến Rằm tháng 8 bắt đầu vẽ sơn, từng công đoạn một. Với một mặt nạ cần vẽ 7-8 chi tiết, cứ vẽ được một chi tiết là phải mang ra phơi khô tự nhiên. Để gắn bó với nghề truyền thống này là cả một quá trình rất là lâu và bền bỉ cùng với sự cố gắng và hơn hết là cần có sự đam mê thì mới làm được một chiếc mặt nạ có hồn".

Tất cả những chiếc mặt nạ gia đình ông Hòa, bà Lan sản xuất đều là thủ công bằng tay 100%, từ khâu tạo khuôn, bồi thô, bồi giấy, tô sơn tạo hình dáng cho mặt nạ.

Tất cả những chiếc mặt nạ gia đình ông Hòa, bà Lan sản xuất đều là thủ công bằng tay 100%, từ khâu tạo khuôn, bồi thô, bồi giấy, tô sơn tạo hình dáng cho mặt nạ.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa cho hay: "Tôi thấy khi đài, báo truyền hình, phương tiện đại chúng đưa tin, đã có rất nhiều các bạn trẻ thích, hứng thú vẽ mặt nạ bồi do nhà tôi sản xuất. Các trường mẫu giáo rồi các trường cấp 1, cấp 2 lấy phôi về cho các cháu học mỹ thuật, học vẽ ngày càng nhiều lên. Tôi thấy rất phấn khởi vì hàng của tôi làm ra được nhiều người ưa chuộng".

Với gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan, việc giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi không phải chỉ vì mục đích kinh tế mà đó như một sứ mệnh giữ lại hồn cốt của một nghề truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.