Nghệ nhân Hà Nội, dáng hình của đất

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.

Sinh ra ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) nhưng hành trình đến với nghề gốm của Minh không hề dễ dàng. Những gian truân, “thử lửa” của nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh chứa đựng những câu chuyện thú vị, giống như sản phẩm gốm độc bản mà anh tạo ra. Dưới bàn tay tài hoa, ý chí bền bỉ của người nghệ nhân trẻ, “dáng hình của đất” dần rõ nét.

Nghệ nhân Nguyễn Tuấn Minh tâm huyết với từng sản phẩm gốm thủ công

Có những sản phẩm mà Tuấn Minh phải mất nhiều tháng mới hoàn thành nhưng lại bị lỗi ở khâu đốt lò, khiến anh phải làm đi, làm lại. Ý chí không bỏ cuộc và niềm say mê với nghề gốm thủ công giúp Minh có những sản phẩm đặc sắc, ghi dấu ấn riêng trong lòng người yêu gốm.

Tác phẩm chân đèn thời nhà Mạc mà Tuấn Minh đã phải làm lại nhiều lần

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh với sản phẩm gốm mới ra lò

Năm 2021, Nguyễn Tuấn Minh vinh dự là người trẻ nhất Bát Tràng nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội khi mới 25 tuổi. Đón xem Dáng hình của đất trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 06/04/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.